Ngoài các đề thi mẫu trong kho tài liệu đề thi thử vào 10 môn văn thì việc bổ sung các kiến thức trong các tác phẩm hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 là vô cùng cần thiết.
Dưới đây Đọc tài liệu sẽ bổ sung giúp các em các Biện pháp tu từ các Tác phẩm hiện đại có thể xuất hiện trong các câu hỏi của kỳ thi tuyển sinh vào 10.
BIỆN PHÁP TU TỪ CÁC TÁC PHẨM HIỆN ĐẠI
1. Đồng chí – Chính Hữu
>> Các bài văn mẫu tác phẩm Đồng chí!
Thành ngữ "nước mặn đồng chua và đất cày lên sỏi đá":
- Đều để chỉ những vùng đất rất xấu, rất khó khăn trong việc trồng trọt
- Nhấn mạnh cảnh ngộ xuất thân nghèo khó của những người lính và chính sự đồng cảnh ngộ ấy khiến họ xích lại gần nhau, dễ dàng tìm được tiếng nói chung.
Hoán dụ "súng" và "đầu":
- Súng biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, "đầu" biểu tượng cho lí tưởng.
- Nhấn mạnh những người lính có cùng chung ý chí, lí tưởng, sự đồng ý, đồng tâm, đồng lòng của hai con người đó
Điệp ngữ "súng" và "đầu": Tạo âm thanh khỏe, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ.
Nhân hóa "nhớ" + hoán dụ "giếng nước, gốc đa":
- Thể hiện nỗi nhớ song song hai chiều của người lính và quê hương và ngược lại.
- Giếng nước, gốc đa là những hình ảnh hoán dụ quen thuộc cho quê hương, gián tiếp thể hiện nỗi nhớ thầm kín của người lính và ngược lại
Đảo ngữ: gian nhà, ruộng nương: Nhấn mạnh những thứ quan trọng nhất của người lính
Liệt kê: áo, quần, chân, rách vai, mảnh vá, không giày : Liệt kê những khó khăn, thiếu thốn của người lính trong cuộc kháng chiến
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật
Các bài văn mẫu Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay!
Điệp ngữ: Không có: Nhấn mạnh sự thiếu thốn của cơ sở vật chất trong cuộc kháng chiến vô cùng khốc liệt.
Điệp từ: "Bom" + động từ mạnh: giật, rung: Nhấn mạnh sự tàn khốc, ác liệt của những người lính khi tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đảo ngữ "ung dung": Nhấn mạnh tư thế hiên ngang, ung dung thoải mái của những người lính khi đối diện với sự khốc liệt của cuộc kháng chiến.
Điệp ngữ "nhìn": Nhấn mạnh tầm nhìn tập trung cao độ khi lái xe, không né tránh sợ hãi bất cứ điều gì khi đối diện với hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến
Điệp ngữ "thấy" + liệt kê: gió trời, con đường, sao trời, cánh chim: Nhấn mạnh những khó khăn gian khổ từ những chướng ngại vật mà những người lính gặp phải, từ đó thể hiện tâm hồn trẻ trung, lãng mạn.
Ẩn dụ: con đường: Nghĩa thực là con đường đi thực tiến về miền Nam, còn nghĩa ẩn dụ chính là nói về con đường giải phóng miền Nam, tư tưởng quyết tâm, kiên cường của những người lính, họ luôn luôn suy nghĩ tơi trách nhiệm của Tổ Quốc.
So sánh "như sa như ùa vào buồng lái": So sánh rất cụ thể, sinh động, thiên nhiên vạn vật dường như rất thật và đẹp biết bao, tất cả thiên nhiên như hiện hữu trước mắt của những người lính và cùng những người lính băng băng ra chiến trường.
Điệp cấu trúc "Không có - ừ thì": Làm nổi bật sự hài hước, dí dỏm và tinh thần lạc quan yêu đời với giọng điệu ngang tàng, bất chấp của những người lính khi đối diện với sự khắc nghiệt của thời tiết, khốc liệt của cuộc chiến.
So sánh: "Bụi phun tóc trắng như người già+Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời": Hình ảnh so sánh thể hiện sự hài hước, dí dỏm của những người lính, đồng thời nói lên hiện thực khắc nghiệt mà những người lính trên con đường tiến về miền Nam phải trải qua khi thiếu thốn về cơ sở vật chất.
Nhân hóa: "phun" + "lùa": Làm cho những khó khăn gian khổ của người lính tái hiện 1 cách rõ ràng, sinh động
Đảo ngữ "chông chênh" (từ láy): Nhấn mạnh sự không thăng bằng, không chắc chắn, gập ghềnh khó đi và những giấc ngủ không được trọn vẹn của những người lính khi tiến về giải phóng Miền Nam.
Điệp ngữ: "Lại đi": Khẳng định những chiếc xe không kính sẽ vẫn sẽ tiến về miền Nam dẫu cho gặp khó khăn, thử thách, từ đó thể hiện ý chí quyết tâm của những người lính Trường Sơn.
Ẩn dụ "trời xanh": Biểu tượng cho hòa bình lập lại, khát vọng được giải phóng đất nước cùng với tinh thần lạc quan yêu đời
Điệp ngữ "Không có" + Liệt kê: kính, đèn, mui xe, thùng xe: Nhấn mạnh những thiếu thốn của những chiếc xe cùng với những nguy hiểm mà cuộc chiến mang lại.
Hoán dụ "trái tim": Trái tim có thể hiểu theo nghĩa gốc là động cơ xe, còn nghĩa biểu tượng đó chính là nhiệt huyết, niềm tin, sự quyết tâm của những người lính, họ sẵn sàng vượt qua bất cứ khó khăn
3. Bếp lửa – Bằng Việt
Tuyển tập văn mẫu Bếp lửa hay với các chủ đề đã ra trong các kì thi:
Từ láy: "chờn vờn, ấp iu":
- Gợi tả hình ảnh ngọn lửa thực: lúc to, lúc nhỏ
- Gợi bàn tay khéo léo, tấm lòng chăm chút của người bà
Điệp ngữ "một bếp lửa": Hình ảnh quen thuộc trong tâm trí người cháu và mỗi gia đình Việt Nam
Thành ngữ "đói mòn, đói mỏi": Tái hiện lại 1 cách sinh động hình ảnh xóm làng xơ xác,tiêu điều cùng những con người tiều tụy, vật lộn mưu sinh.
Điệp từ "tu hú" và câu hỏi tu từ "tu hú ơi chẳng …?":
- Một chi tiết để gợi nhắc nhà thơ về những kỉ niệm ấu thơ được sống bên bà.
- Diễn tả nỗi lòng da diết của tác giả khi nhớ về tuổi thơ, nhớ về bà.
Điệp từ "bà, cháu": Diễn tả tình cảm bà cháu gắn bó, yêu thương
Điệp ngữ - ẩn dụ - kết cấu song hành "một ngọn lửa" :
- Những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài.
- Sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
- Bà là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
Điệp từ "nhóm"
+ Ẩn dụ "nhóm niềm…": Từ hành động, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên: Tình yêu thương
+ Niềm vui sưởi ấm
+ Sự san sẻ tình làng nghĩa xóm.
+ Những tâm tình, ước vọng của tuổi thơ
+ Khơi dậy những kỷ niệm, kí ức gắn bó với tuổi thơ của tác giả.
Từ láy + đảo ngữ "lận đận" + ẩn dụ "nắng mưa": Diễn tả cảm nhận của nhà thơ về cuộc đời gian nan, vất vả và sự tần tảo, đức hi sinh, chịu thương,chịu khó của bà
Đảo ngữ "ôi kì lạ" + câu cảm thán:
- Nhấn mạnh cảm xúc dâng trào của tác giả
- Nhấn mạnh sự kì lạ và thiêng liêng của bếp lửa, của tình cảm bà cháu luôn cháy mãi, bất diệt.
Điệp từ "trăm" : Nhấn mạnh thế giới đứa cháu nhỏ năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay cao, bay xa đến những chân trời cao rộng có " khói trăm tàu","lửa trăm nhà","niềm vui trăm ngả"
Câu hỏi tu từ "sớm mai này…?":
- Gợi nỗi nhớ, khắc khoải, thường trực nhớ về bà nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn
- Tình cảm da diết yêu thương dành cho bà
4. Ánh Trăng – Nguyễn Duy
Các bài văn mẫu về tác phẩm Ánh trăng độc đáo chắc chắn giúp các em bổ sung kho ngôn từ của mình để cho ra những bài văn xuất sắc.
Điệp từ: hồi + với: Cách kể chuyện thân mật, gần gũi từ đó tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ.
Liệt kê: đồng, sông, bể, rừng: Liệt kê những kỉ niệm gắn bó với tuổi thơ và năm tháng chiến đấu ác liệt của tác giả
Nhân hóa: "vầng trăng thành tri kỷ": Trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính – nhà thơ.
So sánh: "hồn nhiên như cây cỏ": Cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị, mộc mạc,trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng.
Nhân hóa "vầng trăng tình nghĩa": Trăng là người bạn thân thiết, có tình nghĩa, sống thủy chung, son sắt không bao giờ quên đi con người.
Hoán dụ từ "ánh điện, cửa gương": Ánh điện, cửa gương đại diện cho những thứ sang trọng, hiện đại ở thành phố nơi mà tác giả sinh sống, từ đó mà tác giả đã lãng quên đi quá khứ ân tình thủy chung.
Nhân hóa "đi": Làm cho hình ảnh ánh trăng trở nên gần gũi, sinh động. Trang lúc nào cũng dõi theo, theo sát con người, duy chỉ có con người là coi vầng trăng là "người dưng"
So sánh từ "như người dưng qua đường": So sánh thái độ của con người xem vầng trăng như người lạ, người không quen biết, tất cả những kỷ niệm thời quá khứ bỗng dưng không còn nữa.
Ẩn dụ từ "mặt": Đối diện giữa con người và vầng trăng, giữa hiện tại với quá khứ ân tình thủy chung.
So sánh "như" là đồng là bể, là sông là rừng: Thể hiện rõ tâm trạng nghẹn ngào, xúc động của tác giả trước quá khứ
Liệt kê: đồng sông bể: Giọng thơ dồn dập, nhấn mạnh cảm xúc đối diện của tác giả với quá khứ
Ẩn dụ "tròn vành vạnh": Tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.
Nhân hóa "im phăng phắc": Mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người "giật mình" trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.
5. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
Đừng bỏ qua kho văn mẫu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ với các nội dung phân tích cảm nhận chi tiết từng khổ thơ, đoạn thơ khác nhau.
Đảo ngữ "mọc": Nhấn mạnh vị trí trung tâm và sức sống tiềm tàng của bông hoa xứ Huế.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: "Giọt long lanh": "Giọt long lanh rơi" có phải giọt sương, giọt nắng, giọt mưa , hay chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện đã ngưng đọng thành hình, thành khối, thành sức sống mùa xuân có sắc màu lóng lánh? Rõ ràng, âm thanh tiếng chim vô hình, vô ảnh vốn được cảm nhận bằng thính giác đã được hữu hình, hữu ảnh thành vật thể được cảm nhận bằng thị giác và xúc giác.
Điệp cấu trúc "mùa xuân người cầm súng – mùa xuân người ra đồng": Nhấn mạnh hai lực lượng nòng cốt của đất nước là người lính và người nông dân với hai nhiệm vụ là bảo vệ và xây dựng đất nước.
Ẩn dụ từ "lộc": Chỉ chồi non, lá non. Nhưng "lộc" còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, niềm tin, niềm hi vọng, là thành quả hạnh phúc. Đặc biệt hơn từ lộc còn là sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước, lí tưởng, đầy những hoài bão và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, sôi nổi trong mỗi tâm hồn con người
So sánh từ "như" +Điệp ngữ từ "tất cả": Nhà thơ đã khái quát được cả một thời đại của dân tộc. Cả đất nước đang hối hả, khẩn trương sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều náo nức, rộn ràng trong mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, của đất nước.
Dấu (…): Thể hiện đất nước sẽ còn phát triển không ngừng nghỉ lên một tầm cao mới không có sự dừng lại.
Hoán dụ "đất nước": Nói về bề dày lịch sử của đất nước ta luôn có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Nhân hóa: "vất vả và gian lao": Tổ quốc như một người mẹ tần tảo, vất vả và gian lao, đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm.
So sánh: "như vì sao": Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Hơn nữa, còn thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.
Điệp ngữ "đất nước" : Thể hiện sâu sắc ý vất vả, đất nước vẫn tỏa sáng đi lên không gì có thể ngăn cản được.
Điệp ngữ "ta": Thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha của tác giả được cống hiến cho đất nước.
Liệt kê: con chim, cành hoa, nốt trầm: Đây là những ước nguyện chân thành của tác giả
Ẩn dụ "mùa xuân nho nhỏ": Là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
Đảo ngữ "lặng lẽ": Nhấn mạnh sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ của tác giả, không cần khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến.Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống.
Điệp ngữ "dù là": Nhắc lại hai lần như tiếng lòng tự dặn mình đinh ninh: dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.
Hoán dụ "tuổi hai mươi – tóc bạc": Thể hiện cho thời còn trẻ và khi còn già, tác giả vẫn mãi cống hiến cho đời.
6. Viếng Lăng Bác – Viễn Phương
>>>Với tổng hợp những bài văn mẫu Viếng lăng Bác hay nhất chắc chắn khiến bạn hài lòng.
Ẩn dụ "hàng tre xanh xanh Việt Nam": Ẩn dụ cho tâm hồn, sức sống bền bỉ và những phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam
Nói giảm nói tránh "thăm và giấc ngủ bình yên": Giảm bớt đi sự mất mát đau thương và sự đau xót đối với sự ra đi của Bác Hồ
Nhân hóa "đi, thấy": Làm cho hình ảnh mặt trời hiện lên vô cùng sinh động
Điệp từ "ngày ngày": Chỉ thời gian lặp đi lặp lại, ngày nào cũng có người đến viếng lăng Bác.
Ẩn dụ "mặt trời": Ẩn dụ cho bác Hồ, về sự ấm áp, công ơn vĩ đại của Bác đối với dân tộc Việt Nam.
Ẩn dụ "kết tràng hoa": Tràng hoa này chính là dòng người vào viếng mang theo sự thương tiếc, lòng thành kính tạo thành một tràng hoa bất tận
Hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân": Cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà.
Ẩn dụ "vầng trăng": Bác Hồ như vầng trăng có sức mạnh bất diệt, tâm hồn trong sáng, thanh khiết, và Bác sẽ luôn sống mãi trong lòng của người dân Việt Nam
Ẩn dụ "trời xanh": Bác như một bầu trời rộng lớn đem đến hòa bình cho dân tộc, bác luôn sống mãi trong lòng người dân Việt
Điệp từ "Muốn làm": Ước nguyện và tâm trạng lưu luyến không muốn rời của tác giả
ẩn dụ "cây tre trung hiếu": Ước nguyên nhà thơ muốn được trở thành một người trung với nước, hiếu với dân, ở gần Bác, phục vụ Bác.
7. Sang thu – Hữu Thỉnh
>>>Tổng hợp những bài văn mẫu Sang thu đặc sắc nhất!
Nhân hóa "sương chùng chình": Sương thu có ý chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm đường làng.Tâm trạng chờ đợi, lưu luyến.
Ẩn dụ "ngõ": Nghĩa thực là ngõ của làng quê, còn nghĩa ẩn dụ chính là cửa ngõ chuyển giao từ hạ sang thu.
Nhân hóa và phép đối: "sông được lúc dềnh dàng – chim bắt đầu vội vã": Sông thì nhẹ nhàng, chậm chạp trôi, còn chim thì vội vàng đi tránh rét về phương Nam.
Sự đối lập vô cùng tinh tế về khoảnh khắc giao mùa với hai dấu hiệu thời tiết chuyển biến khác nhau của chim và sông.
Nhân hóa "vắt": Gợi hình dung mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời. Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu. Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên, tò mò những gì sắp tới của mùa thu nhưng cũng còn vương vấn, lưu luyến mùa hạ.
Nhân hóa "sấm cũng bớt bất ngờ - trên hàng cây đứng tuổi": Trạng thái của con người. Con người cũng trở nên điềm tĩnh, chín chắn hơn.
Ẩn dụ: "Sấm" và "hàng cây đứng tuổi": Sấm gợi ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác – ý nghĩa về con người và cuộc sống. Những tiếng sấm bất ngờ của mùa hạ đã bớt đi lúc sang thu (cũng có thể hiểu: hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa), nhưng đó còn là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Và hàng cây đứng tuổi ở đây vừa gợi lên hình ảnh những hàng cây không phải là còn non, vừa gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Đồng thời hàng cây đứng tuổi còn đại diện cho đất nước Việt Nam đã trở nên trưởng thành hơn khi trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc kháng chiến.
8. Nói với con – Y Phương
>>>Các bài văn mẫu Nói với con được tuyển chọn từ các bạn học sinh và các nguồn uy tín giúp các em tham khảo.
Điệp ngữ "bước tới: Niềm vui và sự sung sướng tự hào, hạnh phúc vì con từng ngày đang lớn lên.
Liệt kê "chân phải","chân trái","một bước","hai bước","tiếng nói","tiếng cười": Gợi không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười. Ở đó, trong từng bước đi chập chững của con đều có sự dìu dắt, nâng đỡ của cha mẹ. Ẩn chứa trong đó là niềm hạnh phúc vô biên của cha mẹ.
Ẩn dụ: "đan lờ cài nan hoa – vách nhà ken câu hát": Niềm vui trong lao động, hình ảnh thơ vừa gợi công việc lao động cụ thể qua việc miêu tả được chất thơ của cuộc sống lao động hồn nhiên ấy bằng cách sử dụng những động từ (cài, ken) đi kèm với các danh từ (nan hoa - câu hát) tạo thành những kết cấu từ ngữ giàu sức khái quát, diễn tả tuy mộc mạc mà gợi cảm về cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người dân lao động miền núi. Giữa cuộc sống lao động cần cù ấy con từng ngày lớn lên.
Nhân hóa "rừng cho hoa – con đường cho những tấm lòng: Tác giả đã thể hiện khung cảnh núi rừng quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã chở che nuôi dưỡng con cả tâm hồn và lối sống.
Ẩn dụ "những tấm lòng": Ẩn dụ cho tình yêu thương, tấm lòng của những người miền núi.
Đảo ngữ "cao đo..chí lớn": Lấy chiều cao của trời, chiều xa của đất để đo nỗi buồn, để nuôi chí lớn, câu thơ nói lên bản lĩnh sống của những người dân miền núi
ẩn dụ "đá gập ghềnh, thung nghèo đói": Cuộc sống khó khăn, cực nhọc của người dân miền núi
Điệp ngữ "sống, không chê": Khẳng định bản lĩnh, tâm thế, dáng đứng dũng mãnh của người đồng mình.
-/-
Vậy là kết thúc tài liệu Biện pháp tu từ các văn bản Ngữ văn 9: Tác phẩm hiện đại. Chúc các em học tốt!