Trang chủ

Bài thực hành 4 SGK Tin học 10

Xuất bản: 05/01/2019

Hướng dẫn bài thực hành số 4 Sách giáo khoa Tin học lớp 10: Giới thiệu các thao tác cơ bản tác động lên cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn trong Windows,...

Mục đích, yêu cầu bài thực hành 4

Giới thiệu các thao tác cơ bản tác động lên cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn trong Windows

Giới thiệu ý nghĩa các phần chủ yếu của một cửa sổ và của màn hình.

Giới thiệu cách kích hoạt chương trình thông qua nút Start.

Phần thao tác với tệp và các chương trình ứng dụng sẽ được xét ở bài thực hành sau.

Nội dung bài thực hành 4 SGK Tin học 10

Trong Windows, có thể có nhiều cách khác nhau để thực hiện một công việc. Người sử dụng có thể chọn cách phụ thuộc vào thói quen, sở thích hay hoàn cảnh cụ thể. Dưới đây, các thao tác được nêu theo trình tự chuẩn của thiết kế ban đầu, đảm bảo công việc được thực hiện không phụ thuộc vào phiên bản hệ điều hành và vào tham số khai thác cụ thể do người dùng quyết định trong mục tuỳ chọn của Windows.

a) Màn hình nền (Desktop)


Khi hệ điều hành đã được nạp, trên màn hình nền (Desktop) xuất hiện ba thành phần chính, đó là:

- Các biểu tượng (Icons): Giúp truy cập nhanh nhất;


- Bảng chọn Start: Chứa danh mục các chương trình hoặc nhóm chương trình đã được cài đặt trong hệ thống và những công việc thường dùng khác;


- Thanh tác vụ (hay còn gọi là thanh công việc hay thanh nhiệm vụ) Task Bar: Chứa nút Start, các chương trình đang mở.


b) Nút Start

Nút Start có một số vai trò chính, đó là:

- Cung cấp bảng chọn các công việc thường hay được kích hoạt trong quá trình khai thác;

- Cung cấp phương tiện kích hoạt các chương trình thuộc thành phần hệ thống đã được cài đặt (mục Programs hoặc All Programs);

- Cung cấp phương tiện thực hiện một lệnh hoặc chương trình bất kì trong chế độ trực tiếp gõ dòng lệnh (mục Run);

- Cung cấp bảng chọn/ra khỏi hệ thống.

Tìm kiếm và mở chương trình cài đặt trong hệ thống: Kích hoạt mục Programs (hoặc All Programs). Hệ thống sẽ cung cấp bảng chọn các chương trình hoặc nhóm chương trình đã cài đặt trong hệ thống. Phần lớn các chương trình này là những thành phần của hệ thống tiện ích.

Vai trò của thanh tác vụ (Task Bar): Cho biết những cửa sổ nào đã được mở. Mỗi cửa sổ chứa một bảng chọn hoặc trạng thái màn hình của một chương trình đang được thực hiện.

Tuỳ theo khả năng tiếp thu của các em và trình độ cụ thể của lớp hay time nhóm, mà có thể chỉ dừng lại ở các thao tác kích hoạt biểu tượng, xử lí cửa số hoặc ra thêm các bài thao tác tổng hợp.

Chuyển sang chế độ thực hiện lệnh và thực hiện thử nghiệm một vài lệnh: Chỉ cần hạn chế trong phạm vi kích hoạt mục Run, đưa vào một câu lệnh bất kì. Nếu đây là câu lệnh đúng thì nó sẽ được thực hiện sau khi nhấn Enter..

Thử nghiệm các phương pháp ra khỏi,hộ thống: Như đã nói ở trên, việc ra khỏi hệ thống rồi vào lại sẽ tôn nhiều thời gian, vì vậy chỉ thực hiện một hoặc hai lần với các cách ra khác nhau và thực hiện đan xen với các công việc khác.

c) Cửa sổ

Một cửa sổ gồm một số thành phần chính đó là thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh công cụ, thanh địa chỉ (Adress Bar), thanh trạng thái, thanh cuộn, các nút điều khiển...



Lưu ý: Để hiện/ẩn các thành phần của cửa sổ, ta nhấp chọn:

Menu View/Toolbars.

Nhiều khi cửa sổ xuất hiện trên màn hình Desktop làm ảnh hưởng đến các thao khác, đến tầm nhìn các thành phần khác... Vì vậy, ta cần phải thay đổi cửa sổ để cho tiện làm việc. Các thao tác với cửa sổ đó là: thay đổi kích thước, thay  đổi vị trí...

c1) Thay đổi kích thước cửa sổ

Có hai cách để thay đổi cửa sổ, đó là:

Cách 1 : Dùng các nút điều khiển cửa sổ ở góc trên, bên phải cửa sổ để thu gọn, phóng to, trở về kích thước ban đầu hoặc đóng cửa sổ. Các nút ở góc trên bên phải cửa sổ cho phép thực hiện thu nhỏ cửa sổ, phóng to cửa sổ, trở về kích thước cũ hoặc đóng cửa sổ

Cách 2: Dùng chuột để thay đổi kích thước cửa sổ, thực hiện như sau:

- Đưa con trỏ chuột tới biên cửa sổ cần thay đổi kích thước cho đến khi con trỏ có dạng mũi tên hai chiều:

- Kéo thả chuột để được kích thước như mong muốn.

c2) Di chuyển cửa sổ

Di chuyển cửa sổ bằng cách đưa con trỏ lên thanh tiêu đề cua cửa sổ và kéo thả đến vị trí mong muốn.

d) Biểu tượng

- Một số biểu tượng cần nhận biết:


- File: Chứa các lệnh như tạo mới, mở, đổi tên,…


- Edit: Chứa các lệnh soạn thảo như sao chép, cắt, dán:

- View: Chọn cách hiển thị


f) Tổng hợp:
- Chọn lệnh Start → Control Panel rồi nháy đúp chuột vào biểu tượng Date And Time để xem ngày giờ của hệ thống:

- Vào Start:


- Vào Control Panel:


- Nháy chuột vào Clock, Language, and Region:


- Chọn Date And Time:


- Kết quả:


- Chọn lệnh Start -> All Programs -> Accessories -> Calculator để mở tiện ích Calculator và tính biểu thức: 128*4+15*9 – 61*35.5

- Mở Start:


- Chọn Calculator ngay trên Start:



- Tính toán và kết quả:

********

Mời các em truy cập doctailieu.com để cập nhật đầy đủ hướng dẫn giai bai tap tin hoc 10 chi tiết nhất

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM