Trang chủ

Bài luyện tập trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 30/07/2020

Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 91 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 91 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Vì sao có thể gọi văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX (từ 1900 đến 1930) là văn học giai đoạn giao thời?

Trả lời bài luyện tập trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài luyện tập trang 91 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Hiện đại hóa văn học là một quá trình. Trong hai giai đoạn đầu, đặc biệt là ở giai đoạn thứ nhất, sự đổi mới còn có những trở ngại nhất định, bởi sự níu kéo của cái cũ. Vì vậy, văn học từ năm 1900 đến 1930 được gọi là giai đoạn văn học giao thời.

Cách trình bày 2

- Văn học của cả giai đoạn 1900 - 1930 có tính chất giao thời:

+ Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau, ở xu thế thắng lợi của nền văn học mới đang tiến tới thay thế nền văn học cũ đang suy yếu dần.

+ Sự đổi mới gặp phải nhiều rào cản

+ Sự níu kéo của những cái cũ

+ Ở giai đoạn giao thời này, nền văn học cũ tuy đã ở trên đà suy tàn nhưng vẫn còn giữ một vị trí đáng kể, vẫn còn một tác dụng tích cực nhất định trong sự phát triển của văn học dân tộc.

Cách trình bày 3

Văn học (từ 1900 đến 1930) là văn học giao thời bởi:

+ Sự tồn tại song song hai nền văn học ( cũ và mới), hai lực lượng sáng tác

+ Sự đổi mới gặp phải nhiều rào cản

+ Sự níu kéo của những cái cũ

+ Văn học cũ tuy ở giai đoạn suy tàn nhưng vẫn chiếm giữ vị trí đáng kể trong nền văn học dân tộc

+ Giá trị văn học có tính giao thời giữa truyền thống và hiện đại

Cách trình bày 4

Gọi thời đoạn văn học 1900 - 1930 là văn học giao thời, vì ở giai đoạn này có những thay đổi về mặt nội dung, nghệ thuật khá hiện đại, nhưng vẫn còn tồn đọng những hơi hướng của văn học trung đại. Văn học giai đoạn này mang dáng dấp của những sự cách tân, nhưng vẫn chưa thoát khỏi hẳn thi pháp văn học trung đại. Sự đổi mới còn có những trở ngại nhất định, bởi sự níu kéo của cái cũ.

Những sáng tác của Hồ Biểu Chánh: vẫn còn kết cấu chương hồi quen thuộc, ngôn ngữ, kết cấu,... của văn học Trung Đại.
Tản Đà được xem là cầu nối giao thời 2 nền văn học Sáng tác của ông vừa có những thi liệu, thi tứ, hình thức của thơ trung đại, vừa mang những hơi thở đầu tiên của văn học hiện đại.

-/-

Bài luyện tập trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM