Trang chủ

Bài luyện tập trang 63 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 30/01/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 63 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ý nghĩa văn chương ngữ văn 7.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 63 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần soạn bài Ý nghĩa văn chương chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiHoài Thanh viết: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.

Trả lời bài luyện tập trang 63 SGK văn 7 tập 2

Cách trả lời 1:

- “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”: đem đến tâm hồn ta những cảm xúc, những tình cảm mới mà ta chưa hề biết. Ví như “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức” (Sóng – Xuân Quỳnh), cái cảm xúc nhớ ai đó đến thao thức, đến sâu đậm như vậy đâu hẳn ai cũng từng trải.

- “luyện những tình cảm ta sẵn có”: làm cho những tình cảm sẵn có trong ta trở nên mãnh liệt, sâu sắc hơn. Đọc Cổng trường mở ra của Lí Lan, ta như nhớ lại cảm xúc khi bỡ ngỡ bước vào cánh cổng trường mới, xa lìa vòng tay quen thuộc.

Tham khảo thêmPhân tích tác phẩm Ý nghĩa văn chương

Cách trả lời 2:

- Giải thích:

+ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,...

+ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

- Dẫn chứng:

+ Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.

+ Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.

Cách trả lời 3:

Những nội dung chính trong ý kiến của Hoài Thanh là:

- “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có

-  Văn chương rèn luyện những tình cảm ta sẵn có ”

Từ việc hiểu ý kiến của Hoài Thanh, em hãy đối chiếu, kiểm tra lại thực trạng tình cảm của mình trước và sau khi học Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, ghi lại những điều gì trước chưa có, nay mới có, trước “sẵn có” nhưng còn mờ nhạt, nay rõ nét hơn, thấm thía hơn.

- Dẫn chứng 1:

Trước, em chưa hề biết gì về Côn Sơn, do đó chưa hề thích thú gì nơi này. Nay nhờ học đoạn thơ mà bắt đầu biết Côn Sơn là một thắng cảnh, nơi mà người anh hùng kiêm đại thi hào Nguyễn Trãi đã có nhiều năm tháng gắn bó, lại có Bài ca Côn Sơn hấp dẫn tuyệt vời, vì vậy em yêu thích và khát khao được đến Côn Sơn để tham quan, để thưởng ngoạn cảnh đẹp, chiêm ngưỡng di tích lịch sử. Đó là thuộc tình cảm “không có”, nay nhờ văn chương mà có;

- Dẫn chứng 2:

Trước, em đã thích nghe tiếng suối chảy róc rách, nay sau khi học Bài ca Côn Sơn em hình dung “Côn Sơn suối chảy rì rầm, ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai" - nghĩa là nghe tiếng suối như tiếng đàn, thì việc nghe tiếng suối chắc chắn sẽ càng thích thú hơn. Đó là trường hợp tình cảm đã “sẵn có” nhưng nhờ văn chương mà “luyện” cho thích thú hơn.

Trên đây là 3 cách trình bày câu trả lời cho bài luyện tập trang 63 SGK ngữ văn 7 tập 2 được biên soạn chi tiết giúp các em tham khảo để soạn bài Ý nghĩa văn chương tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM