Trang chủ

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn) - Lớp 8

Xuất bản: 25/07/2019 - Cập nhật: 08/10/2019 - Tác giả:

Soạn bài Chương trình địa phương (phần văn) giúp em nắm vững kiến thức về văn bản nhật dụng và trả lời các câu hỏi bài tập trang 127 SGK Ngữ Văn lớp 8 tập 2.

Bạn đang cần tìm tài liệu soạn bài Chương trình địa phương lớp 8 (phần Văn) ? Đọc Tài Liệu giới thiệu nội dung chi tiết bài soạn Chương trình địa phương phần văn giúp các bạn trả lời tốt các câu hỏi bài tập và nắm chắc kiến thức về văn bản nhật dụng.

    Cùng tham khảo...

Kết quả cần đạt:

Biết vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để khảo sát, phân tích những vấn đề tương ứng ở địa phương, từ đó biết bày tỏ thái độ, cảm nghĩ của mình trước một số vấn đề của cuộc sống.

Soạn Chương trình địa phương (phần văn) - Ngữ văn 8 tập 2

I- Chuẩn bị ở nhà

Câu 1Văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập đến những vấn đề gì ?

Trả lời:

Các văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập đến những vấn đề:

- Môi trường: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

- Bài trừ tệ nạn thuốc lá: Ôn dịch thuốc lá

- Dân số: Bài toán dân số

Câu 2: Tự chọn một trong những vấn đề trên để phản ánh một khía cạnh nào đó của vấn đề ngay chính trên quê hương mình.

Gợi ý:

Có thể viết về nạn nghiện game online, tham khảo đoạn văn mẫu sau đây:

"Dạo một vòng quanh các tuyến đường Tuyên Quang, Nguyễn Du, Từ Văn Tư... (Phan Thiết), chúng tôi thấy có khá nhiều điểm kinh doanh internet. Hầu như vào thời điểm tan học và các ngày nghỉ, nhiều em học sinh không về nhà ngay mà "la cà" vào các tiệm internet. Hình ảnh những cậu học trò trên người vẫn còn mặc nguyên bộ đồng phục học sinh mắt dán lên màn hình, miệng văng tục, tay cầm điếu thuốc lá khua lia lịa trên bàn phím nhìn rất phản cảm. Nhiều học sinh vừa ăn, uống vừa chăm chú chơi game online, người chơi thắng thì hò hét vì "hạ" được đối thủ, kẻ thua cuộc thì chửi thề rồi tìm cách "bắn, giết" lại đối phương.

Chuyện học sinh bỏ học chơi game bây giờ không chỉ có ở các em cấp 2, cấp 3 mà nhiều em mới học tiểu học đã hình thành thói quen xấu đó. Từ mê game, nghiện game bạo lực, nghỉ học nhiều, các em còn sa vào con đường phạm tội như ăn cắp vặt, lấy đồ vật trong gia đình đem bán... Một học sinh thường xuyên "cắm chốt" ở tiệm internet cho biết: "Học xong, em ra đây ngồi luôn. Em đang đấu với đối thủ mạnh lắm, về thì uổng vì ít khi có đối thủ ngang tầm, mà ngừng phút nào là bị tụt hạng ngay". Theo tìm hiểu của chúng tôi, bên trong các tiệm internet đều bán thức ăn, nước giải khát, thẻ game… để phục vụ các game thủ chơi cả ngày và đêm.

Để hạn chế những tác động xấu của game online trong một bộ phận giới trẻ hiện nay, rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Cha mẹ cần quan tâm, nhắc nhở con cái thường xuyên, hướng con cái tham gia các hoạt động thể chất, luyện tập thể dục thể thao và các hình thức giải trí lành mạnh. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, để kịp thời chấn chỉnh và xử lý những cơ sở vi phạm về quản lý internet, nhằm ngăn chặn mối nguy hại từ game online".

Câu 3. Trình bày những điều đã tìm hiểu được bằng một văn bản dài không quá một trang. Có thể dùng bất cứ kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào.

Gợi ý:

Có thể dựa trên các ý chính đã tìm hiểu được về địa phương em như sau để triển khai ý cho văn bản của mình:

- Trong những năm gần đây, thực hiện theo chính sách kế hoạch hóa gia đình, ở địa phương em dân số đã không còn tăng nhanh như trước.

- Hiện nay, mỗi gia đình chỉ sinh 1-2 con, không còn tình trạng sinh đẻ không có kế hoạch. Điều đó đã khiến cho chất lượng cuộc sống tăng lên đáng kể.

- Dân số ổn định đồng nghĩa với việc người dân có điều kiện làm ăn kinh tế, ít con nên cũng có thời gian chăm sóc các con nhiều hơn.

- Các bệnh viện, trường học cũng đáp ứng được nhu cầu với chất lượng tốt nhất. Như vậy, ta thấy được những lợi ích của việc giảm thiểu gia tăng dân số.

Câu 4: Tập hợp các bài của các bạn trong tổ để lập nên chủ đề.

Hướng dẫn soạn Chương trình địa phương (phần văn) - Ngữ văn 8

II- Hoạt động trên lớp

1. Tổ trưởng (hoặc đại diện tổ) trình bày tình hình các bài viết của tổ mình và giới thiệu những bài được tổ nhất trí đánh giá cao.

2. Thầy cô giáo chỉ định 3-5 bài tiêu biểu để đọc trước lớp.

3. Thầy cô giáo tổng kết, đánh giá kết quả chung và đề xuất hướng phát huy kết quả của bài học.

4. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, lớp tập hợp các bài viết tốt để ra một tập nội san hoặc một tờ báo tường của lớp.

Xem thêm:

// Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Chương trình địa phương (phần Văn) do Đọc Tài Liệu biên soạn gửi tới các em tham khảo. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 8 bài Chương trình địa phương (phần Văn) này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn) một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM