Trang chủ

Bài 7 trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Xuất bản: 21/05/2020

Trả lời câu hỏi bài 7 trang 197 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 2

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 7 trang 197 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Ơ.Hê-minh-uê? Lưu ý: Về những tác phẩm khác, học sinh dựa vào câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài để ôn tập.

Trả lời bài 7 trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Để soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 2 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 7 trang 197 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Ý nghĩa biểu tượng của đoạn trích Ông già và biển cả ( Hê – minh –uê):

* Hình tượng con cá kiếm:

– Biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng mà mỗi người thường theo đuổi trong cuộc đời.

– Biểu tượng cho cái đẹp – là đối tượng tìm kiếm, săn đuổi một đời của nhà văn hay những người làm nghệ thuật nói chung.

* Hành trình săn bắt cá của ông lão biểu tượng cho hành trình thực hiện khát vọng, ước mơ của con người. Qua đó, tác giả gửi gắm niềm tin lớn lao vào con người trong bất kì hoàn cảnh nào “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

Cách trả lời 2

Đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê:

+ Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.

+ Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.

+ Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên.

⇒ Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời.

Cách trả lời 3

Ý nghĩa biểu tượng trong tác phẩm:

- Ông lão và con cá kiếm: Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.

- Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình:

+ Ông lão ngư phủ lành nghề, một mình đơn độc trong cuộc chiến đấu, dũng cảm và mưu trí thực hiện ước mơ bắt bằng được con cá lớn của cuộc đời mình.

+ Cảm nhận của ông lão về "đối thủ" - con cá kiếm - không hề nhuốm màu hằn thù, ngược lại, ông gần như cảm kích và chiêm ngưỡng, thậm chí pha lẫn niềm tiếc nuôi nếu phải giết nó. Đây cũng là điểm làm nên vẻ đẹp cao thượng của ông lão.

- Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng, vĩ đại của tự nhiên:

+ Khi bị mắc phải lưỡi câu của ông lão, nó không lặn xuống để nhấn chìm con thuyền, không vùng vẫy để thoát ra mà kéo ông lão ra khơi, chấp nhận một cuộc đấu sức với ông lão.

+ Những vòng lượn của nó, những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá chứng tỏ sự dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của nó.

+ Con cá kiếm chính là hình ảnh của lí tưởng, của ước mơ mà mỗi người theo đuổi trong cuộc đời.

+ Sự khác biệt giữa hình ảnh đẹp đẽ cuối cùng của con cá khi chưa bị chiếm lĩnh mang một ý nghĩa riêng, phải chăng đó là hình ảnh chuyển từ ước mơ sang hiện thực - nó không còn xa vời và khó nắm bắt và cũng chính vì thế, nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước nữa.

- Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người, không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ bình thường, giản dị nhưng cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng đeo đuổi một lần trong đời.

Cách trả lời 4

Ông già và biển cả là một tác phẩm rất giàu ý nghĩa biểu tượng:

- Ông lão Santiago: ( Sant – ông thánh -> gợi liên tưởng đến chúa Giesu :tay chân trầy xước, rướm máu, lúc thuyền lên bờ ông lão tháo cột buồm nặng nhọc vác trên vai giống biểu tượng chúa trên thánh giá): Ông lão là biểu tượng của con người phi thường chống lại định mệnh. Khi không một ai trong làng chài, trừ cậu bé Mondoli, tin rằng ông lão sẽ bắt được một con cá lớn thì chuyến ra khơi cuối cùng của ông lão đã chứng minh điều ngược lại.

- Con cá kiếm : tượng trưng cho những khó khăn , thử thách của con người, của tự nhiên. Nó là thành quả lao động của con người, là khát vọng lí tưởng của con người, đồng thời là biểu tượng của cái đẹp.

- Đàn cá mập: tượng trưng cho những khó khăn, thử thách ngáng trở con đường vươn đến lí tưởng của con người. Nó là biểu tượng của cái xấu, cái tồi tệ, cái đáng lên án. Bọn tư sản chỉ biết cướp bóc không thành quả lao động của người lao động nghèo.

- Biển: Một môi trường đầy khó khăn, thử thách. Biển là mẹ thiên nhiên kì vĩ, chứa đựng những khát vọng lớn lao của con người.

Đây cũng là sáng tác tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê theo nguyên lí tảng bằng trôi. Những gì chúng ta nhìn thấy trong đoạn trích chỉ là một phần của tảng bằng, phần còn lại bị chìm sâu xuống tạo thành những khoảng trống văn học để người đọc có thể tìm tòi, phát hiện.

- Phần nổi của tàng băng chính là cuộc ra khơi trong 84 ngày đêm của ông lão Santiago và cuộc vật lộn không ngừng nghỉ với con cá kiếm khổng lồ. Và cuối cùng ông lão cũng săn được con cá và trở về đất liền nhưng đàn cá mập đã xẻ thịt con cá nên Santiago chỉ mang về được một bộ xương mà thôi.

- Phần chìm của tảng băng có thể hiểu là:

+ Cuộc đời của con người là cuộc hành trình miệt mài đi tìm kiếm khát vọng và không bao giờ tới được với cái đích của mình: như ông lão đã câu được con cá kiếm khổng lồ song ông chỉ mang về được một bộ xương mà thôi.

+ Thứ có giá trị với người này, lại là thứ vô giá trị với người khác: con cá kiếm với với Santiago là thành quả cho cuộc chiến không cân sức với thiên nhiên, nhưng với những du khách thì đó chỉ là một bộ xương cá, không có giá trị.

+ Cuộc chiến giữa ông già và con cá kiếm là cuộc chiến sinh tồn giữa con người với thiên nhiên rộng lớn, là cuộc chinh phục tự nhiên.

+ Ông lão và con cá đều là biểu tượng của cái đẹp: Ông lão là con người đẹp (với ý chí, nghị lực và suy nghĩ về con cá). Con con cá là hiện thân cho vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên.

Tham khảo: Nguyên lý tảng băng trôi trong Ông già và biển cả

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 7 trang 197 SGK ngữ văn 12 tập 2 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 2 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM