Trang chủ

Đọc đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chú ý những từ ngữ in đậm. 

Xuất bản: 28/05/2020 - Cập nhật: 28/03/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 6 trang 41 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1: Đọc đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chú ý những từ ngữ in đậm. .. phần hướng dẫn soạn bài Xưng hô trong hội thoại

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 6 trang 41 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Xưng hô trong hội thoại chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chú ý những từ ngữ in đậm.

Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:

- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai:

- Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!

Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:

- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với con cho! Chứ ông lí tôi thì không cso quyền dám cho chị khất thêm một giờ nào nữa.

Chị Dậu run run:

- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất...

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất?

Chị Dậu vẫn thiết tha:

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai lệ giọng vẫn hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

Rồi hắn quay ra bảo anh người nhà lí trưởng:

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng, ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắ cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được nữa, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói chồng đi, cho mày xem!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được ai dùng và dùng với ai? Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật qua cách xưng hô của họ. Nhận xét sự thay dổi cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do của sự thay đổi đó.

Trả lời bài 6 trang 41 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Đọc tài liệu tổng hợp các cách trình bày câu trả lời cho câu 6 trang 41 SGK Ngữ văn 9 tập 1, từ đó các em sẽ hiểu vấn đề một cách ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu nhất.

Trả lời chi tiết

Đoạn đầu, cách xưng hô ở lời nói của cai lệ nói với anh Dậu, chị Dậu: thằng kia, ông, mày, chị… thể hiện rõ sự cách biệt về địa vị và hoàn cảnh giữa các nhân vật.

  • Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng, lại đang thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông;
  • Cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền, cậy thế nên hống hách, thể hiện sự hống hách, trich thượng.: xưng hô ông – thằng kia, mày.

Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông rồi sang bà – mày. Đó là hành vi thể hiện sự "tức nước – vỡ bờ", sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị.

Trả lời ngắn gọn

Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích này là một kẻ có vị thế, quyền lực (cai lệ) và một người dân bị áp bức (chị Dậu). Cách xưng hô của cai lệ thể hiện sự trịch thượng, hống hách. Còn cách xưng hô của chị Dậu ban đầu thì hạ mình, nhẫn nhục (nhà cháu - ông), nhưng sau đó thay đổi hoàn toàn: tôi - ông, rồi bà - mày. Sự thay đổi cách xưng hộ đó thể hiện sự thay đổi thái độ và hành vi ứng xử của nhân vật. Nó thể hiện sự phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng.

Ghi nhớ

- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hộ cho thích hợp.

-------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 6 trang 41 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Xưng hô trong hội thoại trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM