Trang chủ

Bài 6 trang 146 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 04/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 6 trang 146 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 6 trang 146 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên chi tiết nhất.

Đề bài:

Nhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ.

Trả lời bài 6 trang 146 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 6 trang 146 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

-    Hình ảnh có tính khái quát, màu sắc hiện đại, mang tính triết luận nhưng đậm chất trữ tình. Hình ảnh thường được tổ chức thành từng chuỗi liên kết, tiếp nối, bổ sung nhằm khắc sâu ý tưởng, cảm xúc.

-   So sánh liên tưởng vừa phong phú vừa sắc sảo, độc đáo.

-   Ngôn ngữ trau chuốt, gọt giũa, mang tính bác học.

-   Giọng điệu, âm hưởng lôi cuốn.

Cách trả lời 2

Nghệ thuật hình ảnh sáng tạo của Chế Lan Viên trong bài thơ:

– Hình ảnh đa dạng, phong phú:

+ Hình ảnh thực đi với chi tiết cụ thể.

+ Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

– Sử dụng kết hợp các biện pháp ẩn dụ, so sánh.

– Hình ảnh thường tổ chức các chuỗi liên kết, chứa đựng nhiều chất suy tưởng, triết lí.

Cách trả lời 3

Tác giả Chế Lan Viên sáng tạo các hình ảnh có tính triết lý, suy tưởng:

– Hình ảnh đa dạng, phong phú, hình ảnh thực đi với những chi tiết cụ thể.

- Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

– Sử dụng kết hợp các biện pháp ẩn dụ, so sánh.

– Hình ảnh được sắp xếp theo chuỗi, có tính suy tưởng, triết lí.

Cách trả lời 4

Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên hấp dẫn người đọc một phần là ở nghệ thuật sáng tạo hình ảnh. Biểu hiện ở:

- Hình ảnh thơ mới lạ, phong phú, có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên những liên tưởng so sánh bất ngờ.

+ Hình ảnh thực với chi tiết cụ thể (hình ảnh “mế”, hình ảnh người du kích, em liên lạc…)

+ Hình ảnh biểu tượng (con tàu, vầng trăng, mặt hồng em, suối lớn mùa xuân…)

+ Hình ảnh tưởng tượng (con tàu mộng tưởng, mỗi đêm khuya uống một vầng trăng…)

+ Hình ảnh thường được tổ chức thành từng chuỗi liên kết, tiếp nối, bổ sung nhằm khắc sâu.

- Sử dụng đa dạng các phương thức sáng tạo hình ảnh:

+ Tả thực (khổ 6, 7, 8)

+ So sánh (khổ 5 và 10).

+ Ẩn dụ (con tàu, vầng trăng…)

- Lời thơ có nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, giàu chất trí tuệ, bộc lộ cách thể hiện riêng tài hoa, độc đáo, tạo ấn tượng thẩm mỹ cho người đọc.

- Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật với giọng điệu tha thiết, chân thành.

Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

***

Bài 6 trang 146 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM