Trang chủ

Bài 5 trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Xuất bản: 03/01/2020 - Cập nhật: 18/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 7 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Phú sông Bạch Đằng ngữ văn 10.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 7 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Phú sông Bạch Đằng chi tiết nhất.

Đề bài: Lời ca của các vị bô lão và lời ca nối tiếp của “khách" nhằm khẳng định điều gì?

Trả lời bài 5 trang 7 SGK văn 10 tập 2

Cách trả lời 1:

Lời ca của các vị bô lão và "khách" nhằm:

- Khẳng định chân lí “Những người bất nghĩa tiêu vong – Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”

- Ca ngợi hai vị vua anh minh Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông.

- Bày tỏ khát vọng hòa bình muôn thuở trên đất nước.

- Ca ngợi đường lối giữ nước “đất hiểm”, “đức cao" của vương triều Trần.

Cách trả lời 2:

- Đoạn cuối “bô lão” và “khách” hiện thân hô ứng của xưa - nay

=> Ca lên niềm tự hào về non sông hùng vĩ, luận bàn về chiến thắng sông Bạch Đằng khúc anh hùng về tinh thần ngoan cường của con người.

- Lời ca bô lão mang âm hưởng sử thi, dòng sông cuộc đời với chân lí: bất nhân thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ

- Lời nối tiếp của “khách” có ý nghĩa tổng kết, ca ngợi công đức hai vị vua anh minh, bày tỏ khát vọng hòa bình muôn thuở, tư tưởng nhân vật cao đẹp.

Cách trả lời 3:

- Lời ca của các vị bô lão: vừa tổng kết, vừa thể hiện chân lí sáng ngời: bất nghĩa thì tiêu vong, chỉ có người nhân nghĩa thì được lưu danh thiên cổ.

- Lời ca của khách:

+ Ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân, chiến tích sông Bạch Đằng, khẳng định chân lí: Nhân kiệt là yếu tố quyết định thắng lợi.

+ Thể hiện niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp.

Tham khảo thêmPhân tích bài Bạch đằng giang phú

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 5 trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em hiểu và soạn bài Phú sông Bạch Đằng tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM