Trang chủ

Bài 5 trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 22/05/2020

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 18 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 18 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX chi tiết nhất.

Đề bài:

Hãy nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

Trả lời bài 5 trang 18 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 18 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Thành tựu văn học văn học 1975- hết thế kỉ XX

– Thơ ca: không đạt được sự lôi cuốn hấp dẫn nhưng có sự đổi mới, mở rộng đề tài, nội dung, hình thức

– Văn xuôi khởi sắc: tiểu thuyết chống tiêu cực, truyện ngắn thế sự (truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

– Phóng sự điều tra nhìn thẳng vào hiện thực, nhiều phóng sự đã thu hút sự chú ý của người đọc

– Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn bình văn học cũng có nghĩa đổi mới.

Cách trả lời 2

Những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:

– Thể loại thơ: trường ca phát triển mạnh, những cây bút thuộc thế hệ sau 1975 xuất hiện rất nhiều, từng bước khẳng định mình: Nguyễn Quang Thiều…

– Văn xuôi: có nhiều khởi sắc, một số cây bút đã bộc lộ cách thứ đổi mới: cách thể hiện chiến tranh, tiếp cận đời sống.

+ Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu…

– Phóng sự: đề cập tới những vấn đề bức xúc của đời sống.

+ Những tác phẩm tiêu biểu của Phùng Gia Lộc, Trần Minh Quang…

– Ký: phát triển, có thành tựu mới.

+ Những tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Tuân…

– Kịch nói: sau năm 1975 phát triển mạnh mẽ.

+ Tác phẩm tiêu biểu: tác phẩm tiêu biểu của Lưu Quang Vũ.

Cách trả lời 3

-  Từ năm 1975 đến năm 1985 là chặng đường chuyển tiếp, trăn trở, tìm kiếm con đường đổi mới. Từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học có nhiều đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và khá toàn diện. Biểu hiện:

+ Đề tài văn học chuyển sang hướng nội: Bộc lộ tiếng lòng và những trắc ẩn

+ Nở rộ trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh.

+ Chất nhân bản, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh.

-  Các tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng đổi mới: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trầu Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Minh.

+ Một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu viết theo tinh thần đổi mới:

Đất trắng (Nguyện Trọng Oánh), Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Đứng trước biển, Cù lao chàm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Cha và con ... Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Tướng về hưu (Nguyễn Hữu Thiệp), Bến trông chồng (Dương Hướng) Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Cát bụi chân ai (Hồi kí của Tô Hoài), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Cách trả lời 4

- Giai đoạn văn học từ năm 1975 đến hết thể kỉ XX có thể chia làm hai thời kì nhỏ:

+ Từ năm 1975 đến năm1985 là chặng đường chuyển tiếp, trăn trở

+ Từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học có nhiều đổi mới.

- Văn học trong giai đoạn này bộc lộ tiếng lòng và những trắc ẩn đối với con người; nó nở rộ những trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh; chất nhân dân, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh. Đổi mới văn học trong giai đoạn này có thể hiểu là đổi mới cách viết về chiến tranh, đối mới cách nhìn nhận về con người, khám phá ra trong con người những mối quan hệ đa dạng, phức tạp chứ không đơn điệu như trước đây.

- Các tác giả tiêu biểu của giai đoạn này có thể kể đến là Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy, Ma Văn Kháng, Trần Nhuận Minh… các tác phẩm như Đất trắng, Hai người trở lại trung đoàn, Đứng trước biển, Cù lao Tràm, Cha và con, và…, Gặp gỡ cuối năm, Mùa lá rụng trong vườn, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Tướng về hưu, Bến không chồng, Nỗi buồn chiến tranh, Cát bụi chân ai, Ai đã đặt tên cho dòng sông?... Trên lĩnh vực kịch cũng có nhiều tác phẩm biểu hiện như Nhân danh công lí của Doãn Hoàng Giang, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 5 trang 18 SGK ngữ văn 12 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM