Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 167 sách giáo khoa Ngữ văn 11 phần đọc hiểu soạn bài Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh với các cách trình bày khác nhau cho các em tham khảo.
Đề bài: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích.
Trả lời bài 5 trang 167 SGK văn 11 tập 1
Cách trả lời 1
- Nghệ thuật kể chuyện: theo trình tự thời gian như truyện kể dân gian
- Miêu tả nhân vật: tả trực tiếp, chú ý đến lời nói và hành động
- Ngôn ngữ trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh đậm chất Nam Bộ. Ta có thể còn gặp lại lối văn biền ngẫu ở tiểu thuyết của ông. Song, về cơ bản, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã tiến gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, một thứ ngôn ngữ “bình dân” đậm chất Nam Bộ đã thấm sâu vào ngôn ngữ kể chuyện và trở thành văn phong riêng. Như “Trời chạng vạng tối, hương thị Tào với thằng Tí về tới Giồng Ké. Khi quẹo vô sân, hương thị Tào ngó ra ngoài lộ, thì thấy người Thổ đó đi đường ngang, mà còn liếc mắt ngó vô nhà. Ông lấy làm kì, nên đứng lại mà ngó, thì người ấy bươn bả đi tuốt”. Lớp phương ngữ Nam Bộ mà tác giả sử dụng một mặt tạo ra sắc thái cá thể cho lời kể, mặt khác có tác dụng làm nhạt đi màu sắc “bác học”, để câu chuyện gần gũi hơn với chính hiện thực sản sinh ra nó
Tham khảo: Phân tích tình cha con trong Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh
Cách trả lời 2
- Qua đoạn trích, người đọc thấy được tài năng của Hồ Biểu Chánh. Đoạn đối thoại giữa cha và con cho thấy khả năng thúc đẩy sự kiện qua lời thoại. Nó diễn ra rất nhanh và sinh động.
- Ngôn ngữ nhân vật cùng ngôn ngữ người kể chuyện gắn với đời sống. Đặc biệt phương ngôn Nam Bộ được sử dụng nhuần nhuyễn tạo nên màu sắc đặc trưng cho văn phong của Hồ Biểu Chánh.
Cách trả lời 3
Nghệ thuật kể chuyện:
+ Kể theo trình tự thời gian tạo người đọc dễ theo dõi, nắm được cốt truyện
+ Đoạn đối thoại giữa hai cha con lên tới cao trào, nhanh và cảm động
+ Cách miêu tả nhân vật giản dị, chân thật
+ Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ
=> Tác giả Hồ Biểu Chánh để lại ấn tượng với người đọc bởi cốt truyện cảm động, lời thoại nhân vật có chiều sâu của cảm xúc, có diễn biến tâm lý nhân vật.
Cách trả lời 4
Nghệ thuật đặc sắc trong truyện:
- Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn.
- Ngôn ngữ Nam Bộ sinh động, tính cách Nam Bộ đậm nét.
- Tình huống nghệ thuật giàu kịch tính, hấp dẫn.
Xem thêm
Bài 1 trang 167 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Đọc kĩ đoạn trích, gắn phần tóm tắt truyện ở trên với diễn biến sự việc ...
Bài 2 trang 167 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Phân tích, làm rõ tĩnh nghĩa cha con trong đoạn trích.
Trên đây là một số cách trả lời bài 5 trang 167 SGK ngữ văn 11 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Cha con nghĩa nặng tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !