Trang chủ

Bài 5 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Xuất bản: 02/07/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 135 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập truyện dân gian

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 5 trang 135 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần trả lời câu hỏi sách giáo khoa, soạn bài Ôn tập truyện dân gian ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Trao đổi ý kiến ở lớp: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích, giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười.

Trả lời bài 5 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày dưới đây

Cách trình bày 1

So sánh truyện truyền thuyết với truyện cổ tích:

- Giống nhau: đều thuộc văn học dân gian có sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.

- Khác nhau:

  • Truyền thuyết kể về các nhân vật lịch sử, thể hiện cách đánh giá của nhân dân với những nhân vật đó (có thể tin được khi sử dụng sự thật lịch sử)
  • Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật, phản ánh ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội

So sánh truyện ngụ ngôn với truyện cười

- Giống: đều được xây dựng nhằm tạo ra tiếng cười, có tính giáo dục

- Khác:

  • Truyện ngụ ngôn: mượn câu chuyện về loài vật để răn dạy con người lối sống, đạo đức…
  • Truyện cười: Tạo ra tiếng cười mỉa mai, giải trí nhằm phê phán thói hư tật xấu của con người

Cách trình bày 2

So sánh truyện truyền thuyết và truyện cổ tích

* Giống nhau:

– Đều có những yếu tố kỳ ảo.

– Nhiều chi tiết giống nhau như sự ra đời thần kỳ và tài năng phi thường của các nhân vật.

* Khác nhau:

STTTruyền thuyếtCổ tích
1Kể về các nhân vật, các sự kiện lịch sử trong quá khứ.Kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật trong đời thường.
2Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân: thiện thắng ác.
3Bên cạnh tính chất tưởng tượng kì ảo còn có cái lõi của sự thật lịch sử.Giàu yếu tố hoang đường, mang tính tưởng tượng bay bổng.

So sánh thể loại truyện ngụ ngôn và truyện cười:

– Giống nhau: đều có yếu tố gây cười.

– Khác nhau:

STTNgụ ngônTruyện cười
1Mượn chuyện loài vật, đồ vật hay chính chon người để nói bóng gió chuyện con người.Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
2Nêu ra bài học nhằm khuyên nhủ, răn dạy.Mua vui, phê phán, châm biếm.

Cách trình bày 3

– Sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích

Truyền thuyếtCổ tích
Giống nhau– Đều là truyện dân gian

– Có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo

– Kể về cuộc đời và sự tài năng của các nhân vật

Khác nhau

– Kể về sự kiên và nhân vật có liên quan đến lịch sử

– Thể hiện thái độ và đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử

– Kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật

– Thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về sự công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác.

– Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười.

Ngụ ngônTruyện cười
Giống nhau

– Đều là truyện dân gian

– Có yếu tố gây cười

Khác nhau

– Mượn truyện đồ vật, con vật để nói chuyện con người

– Bài học răn dạy, khuyên nhủ mọi người.

– Nhằm mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu của con người.

– Tạo tiếng cười phê phán châm biếm

-------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 5 trang 135 SGK ngữ văn 6 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ôn tập truyện dân gian trong chương trình soạn văn 6 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM