Trang chủ

Bài 41 trang 147 sgk Địa 9 - Tóm tắt lý thuyết

Xuất bản: 23/10/2018 - Cập nhật: 25/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Phần tóm tắt lý tuyết địa lí tỉnh thành phố bài 41 trang 147 sách giáo khoa Địa lí 9 giúp các em nắm được bao quát vị trí lãnh thổ, điều kiện tự nhiên...của các tỉnh thành phố ở nước ta

Tóm tắt lý thuyết bài 41 trang 147 SGK Địa lí 9

I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thố và sự phân chia hành chính

1. Vị trí và lãnh thổ

- Phạm vi lãnh thổ.

  • Phía Bắc giáp Thái Nguyên - Vĩnh Phúc
  • Phía Nam giáp Hà Nam - Hòa Bình.
  • Phía Đông giáp Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên.
  • Phía Tây giáp Hòa Bình- Phú Thọ.

- Diện tích: 3344,7 km2

- Ý nghĩa cùa vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội.

  • Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bắng sông Hồng.
  • Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước.
  • Là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu của cả nước thuận lợi cho giao lưu trao đổi kinh tế, văn hóa với các vùng và các nước trong khu vực.
  • Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thu hút nguồn lao động từ các tỉnh lân cận và vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.

2. Sự phân chia hành chính

- Quá trình hình thành thành phố.

  • Hà Nội hình thành từ năm 1010.
  • Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  • Sau 1000 năm thành lập qua nhiều lần đổi tên và thay đổivề quy mô, diện tích
  • Các đơn vị hành chính: Thành phố Hà Nội gồm 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã trực thuộc.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1. Địa hình

a. Những đặc điểm chính của địa hình.

- Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20m so với mặt nước biển.

- Hà Nội có 2 dạng địa hình chính là đồi núi và đồng bằng

  • Đồi núi: Sóc Sơn, ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức… Một số đỉnh núi cao như Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m và Thiên Trù 378m…
  • Đồng bằng: chiếm 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông.

b. Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triển kinh tế - xã hội

  • Khu vực đồng bằng có địa hình thuận lợi cho xây dựng mặt bằng và phát triển kinh tế xã hội nên có dân số tập trung với mật độ cao, nền kinh tế xã hội phát triển nhanh.
  • Khu vực miền núi do địa hình kém thuận lợi cho dân cư sinh sống và phát triển kinh tế nên mật độ thưa hơn và kinh tế kém phát triển hơn.

2. Khí hậu

- Các nét đặc trưng về khí hậu (nhiệt độ, độ ấm, lượng mưa, sự khác biệt giữa các mùa,...).

  • Nhiệt độ: trung bình năm 240C.
  • Độ ẩm không khí không tháng nào dưới 75%.
  • Lượng mưa trung bình > 1400mm/năm
  • Sự khác biệt giữa các mùa:

Gió mùa mùa đông từ tháng 10 – 4, hướng Đông Bắc – Tây Nam.

Gió mùa mùa hạ từ tháng 5 – 9 có hướng Đông Nam – Tây Bắc

  • Thời tiết thất thường, nhiều thiên tai.

- Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.

  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi phát triển nông nghiệp quanh năm.
  • Đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ và cây trồng, đẩy mạnh thâm canh xen canh tăng vụ.
  • Khó khăn: nhiều thiên tai như ngập lụt, hán hán vào mùa khô, bão, mưa,… Thời tiết thất thường dễ có bệnh dịch.

3. Thuỷ văn

a. Mạng lưới sông ngòi: khá dày đặc

- Đặc điểm chính của sông ngòi:

  • Hướng dòng chảy: Đông Bắc – Tây Nam.
  • Chế độ nước theo mùa:

Mùa lũ từ tháng 5,6 – 10, lũ cao nhất là tháng 8.

Mùa cạn kéo dài 7 tháng, lưu lượng nước thấp nhất là tháng 3.

- Vai trò của sông ngòi đối với đời sông và sản xuất.

  • Bồi đắp phù sa hàng năm cho đồng bằng.
  • Phát triển giao thông vận tải đường sông, hồ.
  • Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

b. Hồ

- Các hồ lớn: Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Quảng Bá,Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở, Giảng Võ, Đồng Mô, Suối Hai…

- Vai trò của hồ

  • Các hồ trong địa phận Hà Nội (tự nhiên và nhân tạo) có cảnh quan đẹp phục vụ phát triển du lịch.
  • Góp phần điều hòa nhiệt độ tự nhiên giảm bớt sức hút nhiệt tỏa nóng của khối bê tông, sắt thép và các hoạt động của các nhà máy.
  • Làm cho thành phố có khí hậu mát lành và điều hòa hơn.

c. Nước ngầm

- Nguồn nước ngầm phong phú và khả năng khai thác lớn: nước ngầm là một trong những nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Trữ lượng nước ngầm lớn nhưng đang ở mức báo động nghiêm trọng.

- Chất lượng nước đối với đời sống và sản xuất: ngày càng giảm sút. Tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổ biến ở các khu vực đô thị, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người.

4. Thổ nhưỡng

- Các loại thổ nhưỡng

  • Đất phù sa trong đê
  • Đất phù sa ngoài đê
  • Đất bạc màu
  • Đất đồi núi

- Đặc điếm của thổ nhưỡng.

  • Nhóm đất phù sa, là loại đất trồng trọt tối với đặc tính ít chua đến trung tính, độ pH từ 6-7, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng khá phong phú, thành phần cơ giới thích hợp với nhiều loại cây trồng.
  • Nhóm đất bạc màu loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết dính khi ngập nước, cho năng suất cây trồng thấp.
  • Đất đồi núi tầng đất mỏng, nhiều nơi trơ sỏi sạn, tầng mùn như không còn, đất chua, độ pH thường dưới 4, nghèo chất dinh dưỡng.

- Phân bô thổ nhưỡng.

  • Đất phù sa ngoài đê bồi đắp thường xuyên trên các bãi bồi ven sông, hoặc các bãi giữa sông.
  • Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không được các sông bồi đắp thường xuyên.
  • Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ tập trung nhiều ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn.
  • Nhóm đất đồi núi tập trung ở huyện Sóc Sơn.

- Ý nghĩa của thổ nhưỡng đối với sản xuất.

  • Thổ nhưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.
  • Đất đồi núi phục vụ cho phát triển lâm nghiệp.

- Hiện trạng sử dụng đất. Đất tự nhiên 334,47 nghìn ha

  • Đất nông nghiệp: 58,7%
  • Đất phi nông nghiệp: 35,3%
  • Đất chưa sử dụng: 6%

5.Tài nguyên sinh vật

- Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên (đặc biệt chú ý tới độ che phủ rừng).

  • Độ che phủ của rừng phấn đấu đến 2015 đạt khoảng 70 - 75%.
  • Rừng nguyên sinh còn khoảng 2000ha
  • Rừng thứ sinh khoảng hơn 6.700 ha đất dùng trong nông nghiệp nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc.
  • Giới động vật còn tương đối phong phú là động vật dưới nước như cá, tôm, cua, ốc, kể cả cá trong đồng và ngoài sông.
  • Nhiều giống cây trồng, vật nuôi quý, có giá trị và nổi tiếng trong cả nước, hình thành nên các vành đai rau xanh, vành đai thực phẩm tươi sống phục vụ cho yêu cầu đô thị hoá ngày một cao của thủ đô Hà Nội và dành một phần để xuất khẩu.

- Các loài động vật hoang dã và giá trị của chúng: Sóc bay, Trĩ, gà lôi công,

- Vườn quốc gia: Ba Vì.

6. Khoáng sản

- Các loại khoáng sản chính: có nhiều loại khoáng sản phong phú và đa dạng: than bùn, than nâu, ti tan, mangan, sắt, chì, kẽm, đá vôi, cát, cao lanh.

- Ý nghĩa của khoáng sản đối với sự phát triển các ngành kinh tế.

  • Tạo điều kiện cho công nghiệp khai khoáng của vùng phát triển.
  • Khoáng sản có giá trị xuất khẩu cao, nâng cao mức sông người dân.
  • Khoáng sản là cơ sở để phát triển các ngành luyện kim, cơ khí,…

⇒ Kết luận: Thành phố Hà Nội có điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật, khoáng sản) thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống, đặc biệt là cho sản xuất nông nghiệp.

---------------------------

» Theo dõi và tham khảo cách làm các bài tập Địa lí lớp 9 khác tại doctailieu.com

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM