Trang chủ

Sinh học 6 bài 40: Hạt trần - Cây thông

Soạn sinh 6 bài 40 Hạt trần - Cây thông giúp bạn ôn tập kiến thức và trả lời các câu hỏi trang 134 SGK sinh học 6.

Cùng việc hỗ trợ trả lời tốt câu hỏi trang 134 sách giáo khoa, những hướng dẫn soạn sinh 6 bài 40 chi tiết còn giúp bạn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học Hạt trần - Cây thông

Kiến thức cơ bản Sinh 6 bài 40

Các kiến thức quan trọng cần ghi nhớ:

I. Đặc điểm của ngành thực vật hạt trần

- Thuộc nhóm thực vật bậc cao, đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn trong thân.

- Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên noãn nên được gọi là hạt trần.

- Chưa có hoa và quả

* Đại diện của cây hạt trần: cây thông (trong bài tìm hiểu về thông nhựa hay thông 2 lá)

II. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông

- Ở nước ta, cây thông khá phổ biến, được trồng ở nhiều nơi có khi thành rừng.

- Cơ quan sinh dưỡng của thông

+ Rễ: to, khỏe, đâm sâu xuống dưới đất

+ Thân gỗ, phân nhiều cành, có vỏ ngoài nâu, xù xì.

+ Lá nhỏ, hình kim, trên cành mọc từ 2 – 3 lá con.

III. Cơ quan sinh sản

- Cơ quan sinh sản của thông là nón. Có 2 loại nón là: nón đực và nón cái.

* Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm

- Cấu tạo gồm:

+ Trục nón

+ Vảy (nhị) mang túi phấn

+ Túi phấn chứa các hạt phấn (cơ quan sinh sản đực)

* Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ

- Cấu tạo gồm:

+ Trục noãn

+ Vảy (lá noãn) chứa noãn

+ Noãn (cơ quan sinh sản cái)

* So sánh cấu tạo của hoa với nón của thông

- Ở thông chưa có hoa, quả và hạt

- Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn nên chưa được coi là hoa.

- Hạt nằm trên lá noãn hở (hạt trần) chưa có quả.

IV. Giá trị của cây hạt trần

- Cho gỗ tốt, thơm. Ví dụ: thông, pomu, hoàng đàn, kim giao…

- Trồng làm cảnh. Ví dụ: tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông tre...

Trên đây là những kiến thức cơ bản mà em cần nắm trong tiết học Sinh 6 bài 40 về Hạt trần - Cây thông. Ngoài ra em hãy tham khảo thêm phần Soạn Sinh 6 với nội dung hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận và bài tập SGK ở phía dưới đây nhé!

Câu 2 trang 134 SGK Sinh học 6

Câu 2 trang 134 sgk sinh 6 được giải bởi ĐọcTàiLiệu giúp bạn trả lời bài 2 sách giáo khoa trang 134 sinh học 6: so sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ

Câu 1 trang 134 SGK Sinh học 6

Câu 1 trang 134 sgk sinh 6 giúp bạn giải câu 1 sách giáo khoa trang 134 sinh học lớp 6: Cơ quan sinh sản của thông