Trang chủ

Bài 4 trang 9 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 09/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 9 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tôi đi học - Thanh Tịnh

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 9 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Tôi đi học chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.

Trả lời bài 4 trang 9 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Trong truyện ngắn, nhà văn Thanh Tịnh sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật để làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của biện pháp so sánh.

- So sánh thứ nhất:

+ “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”

+ Ý nghĩa: Biện pháp so sánh thể hiện tình cảm đẹp đẽ, trong sáng tinh khôi của cậu bé lần đầu đi học, không chỉ bầu trời nở hoa, mà lòng người cũng nở hoa.

- So sánh thứ hai:

+ “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.”

+ Ý nghĩa: Đây là loại so sánh ngang bằng như vừa thể hiện tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ lại vừa thể hiện sự thoảng qua nhanh chóng của ý nghĩ chợt đến, không làm bận tâm cậu bé.

- So sánh thứ ba:

+ “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”

+ Ý nghĩa: Đây là loại so sánh ngang bằng, so sánh người với vật nhằm thể hiện sự non nớt, bỡ ngỡ và khát vọng muốn đến những chân trời mới lạ, cao rộng của những cậu học sinh thơ bé.

• Sự tinh tế và chính xác trong cách so sánh: Nhà trường giống như tổ ấm, học trò như những cánh chim.

- So sánh thứ tư:

+ “Nói các cậu không đứng lại càng đứng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng.”

+  Ý nghĩa: loại so sánh ngang bằng như thể hiện sự tác động mãnh liệt của tiếng trống trường đối với tâm hồn học sinh. Lòng người dường như đang cùng hòa theo nhịp trống, để bước chân cũng co duỗi vùng mạnh như đang đánh trống tưởng tượng, như đang bước theo nhịp trống dồn dập.

Trả lời ngắn gọn

- Hình ảnh so sánh: " Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi … giữa bầu trời quang đãng" -> những cảm nhận trong sáng, hồn nhiên trong ngày đầu đi học.

- "ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang" -> ý thức về sự trưởng thành, tự lập thoáng xuất hiện

- " Trước mắt tôi sân trường làng Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, oai nghiêm… đình làng Hòa Ấp" -> cảm nhận rõ ràng vẻ đẹp, sự oai nghiêm của ngôi trường

- " Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ…còn ngập ngừng e sợ" -> sự non nớt, ngỡ ngàng, và cả những khao khát vươn xa của học trò.

- " họ thèm vụng và ước ao thầm… phải rụt rè trong cảnh lạ" -> ước muốn được trưởng thành, cứng cáp.

----------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 4 trang 9 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tôi đi học tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 8 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM