Trang chủ

Bài 4 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Xuất bản: 23/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 57 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

NGHĨA CỦA TỪ  “BỤNG”

Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,… Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.

     Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,… thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi,… Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”.

(Theo Hoàng Dĩ Đình)

a) Tác giả đoạn trích trên nêu lên mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?

b) Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì:

- Ăn cho ấm bụng.

- Anh ấy tốt bụng.

- Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.

Trả lời bài 4 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Câu trả lời 1

a. Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng

- (1) bộ phận cơ thể người hoặc động vật.

- (2) lòng dạ.

b.- Ấm bụng: nghĩa gốc (nghĩa 1).

VD: Ăn cho ấm bụng.

- Tốt bụng: nghĩa chuyển (lòng dạ).

VD: Bác ấy rất tốt bụng.

- Bụng chân: nghĩa chuyển (phần giữa bàn chân và gối).

VD: Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.

Câu trả lời 2

a.  Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng

  • (1) là một bộ phận cơ thể người hoặc động vật.
  • (2) nói đến tính cách, lòng dạ bên trong của mỗi người.

b. Nghĩa của từ bụng trong các trường hợp

  • Ăn cho ấm bụng: từ “bụng” là nghĩa gốc (nghĩa 1).
  • Bác ấy rất tốt bụng: từ “Tốt bụng” là nghĩa chuyển (lòng dạ).
  • Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: từ “Bụng chân” là nghĩa chuyển (phần giữa bàn chân và gối).

Câu trả lời 3

a. Từ bụng có 2 nghĩa:

- Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày. (1)

- Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra đối với người và việc nói chung. (2)

Em đồng ý với tác giả nhưng em thấy, tác giả còn thiếu một nghĩa của từ bụng đó là phần phình to ở giữa một sự vật: bụng chân.(3)

b. Từ bụng có nghĩa:

- Ăn no cho ấm bụng: nghĩa (1)

- Anh ấy tốt bụng: nghĩa (2)

- Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: nghĩa (3).

Ghi nhớ

- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.

- Trong từ nhiều nghĩa có :

  • Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
  • Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

- Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.

--------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 4 trang 57 SGK ngữ văn 6 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 6 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM