Trang chủ

Bài 4 trang 5 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 01/01/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 5 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ngữ văn 7.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 5 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất chi tiết nhất.

Đề bài: Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức:

- Ngắn gọn.

- Thường có vần, nhất là vần lưng.

- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung;

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.

Hãy minh họa những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài.

Trả lời bài 4 trang 5 SGK văn 7 tập 2

Cách trả lời 1:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

- Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: Nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1, câu 2, câu 3.

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,...

Cách trả lời 2:

Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ

- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “” vần với từ “nhà

- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

Tham khảo thêmPhân tích nội dung Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Trên đây là nội dung gợi ý trả lời bài 4 trang 5 SGK ngữ văn 7 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM