Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 49 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Những câu hát than thân chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Trả lời bài 4 trang 49 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
- Nhận xét chung: Hình ảnh nhưng con vật nhỏ bé, bèo bọt: "con tằm", "lũ kiến", "chim hạc", "con cuốc" dùng để ẩn dụ về cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn của người lao động.
- Hình ảnh cụ thể.
+ "Con tằm": Tằm ăn lá dâu, rồi từ ruột nó, người ra lấy ra những sợi tơ vàng làm nên những tấm vải rất đẹp, rất quý, tơ bị rút hết thì mạng sống của tằm cũng chấm dứt
⟹ Hình ảnh con tằm là ẩn dụ về người lao động bị giai cấp thống trị bóc lột, bòn sút sức lao động cạn kiệt đến tận gan ruột, đến chết để làm giàu cho chúng.
+ "Lũ kiến": - hàm nghĩa chỉ số đông – "li ti" rất bé nhỏ, thường bị coi thường, chẳng đáng gì. Bé thế ăn chẳng là bao, thế mà suốt ngày đi kiếm ăn
⟹ Đó là hình ảnh ẩn dụ về những người lao động thấp cổ bé họng trong xã hội cũ suốt đời suốt kiếp nai lưng quần quật làm việc vất vả ngược xuôi mà vẫn không đủ sống, vẫn cứ đói nghèo.
+ "Chim hạc" cánh chim bay mỏi không có nơi đứng.
⟹ Hình ảnh ẩn dụ nói về cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
Trả lời ngắn gọn
- Thương con tằm : thân phận bị bòn rút sức lực.
- Thương lũ kiến li ti : những người lao động làm việc suốt đời mà vẫn túng thiếu.
- Thương hạc : cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, không có tương lai.
- Thương con cuốc : thấp cổ bé họng, không được thương xót.
=> những nỗi thương thân phận bé nhỏ, bị ức hiếp trong xã hội.
Tham khảo cách trình bày khác
- Những hình ảnh nhưng con vật nhỏ bé, bèo bọt: "con tằm", "lũ kiến", "chim hạc", "con cuốc" dùng để ẩn dụ về cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn của người lao động.
- Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2:
- Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác;
- Thương lũ kiến– "li ti" rất bé nhỏ, là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn;
- Thương cho con hạc - cánh chim bay mỏi không có nơi đứng, là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi);
- Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.
==> Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.
Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận của con người.
Ý nghĩa than thân không chỉ là đồng cảm với cuộc sống đắng cay, khổ cực của người lao động mà nó còn thể hiện ý nghĩa phản kháng tố cáo xã hội phong kiến.
--------------
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 4 trang 49 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Những câu hát than thân tốt hơn trước khi đến lớp.
Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 7 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.