Trang chủ

Bài 4 trang 48 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 05/06/2020 - Cập nhật: 11/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 48 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Lão Hạc

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 48 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Lão Hạc chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Khi nghe Bình Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật "tôi" cảm thấy "cuộc đời quả thật ... đáng buồn", nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của Lão Hạc, "tôi" lại nghĩ : "Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật "tôi" như thế nào ?

Trả lời bài 4 trang 48 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

+ Ý nghĩ của nhân vật “tôi” khi nghe Binh Tư nói về lão Hạc.

“Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...”

- Đó là nỗi buồn vì sự tha hóa nhân cách của con người, buồn vì sự thất vọng vì lầm tưởng lão Hạc đã làm điều xấu thì cuộc đời không còn biết tin ai nữa, đã cùng tận rồi.

+ Ý nghĩ của nhân vật “tôi” khi chứng kiến cái chết của Lão Hạc.

- Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.

• Buồn vì số phận hẩm hiu, bất hạnh của những người lương thiện.

• Buồn vì xã hội không cho con người được sống một cuộc sống cho ra sống.

Cách trình bày 2

- Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng

  • Nhân vật "tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.
  • Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)

- Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.

  • Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn
  • Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội

Cách trình bày 3

Ta có thể hiểu nhân vật "tôi" là:

- Phải chăng ông giáo – nhân vật “tôi” thấy cái đáng buồn là người ta không thể hiểu nỗi khổ của nhau và ngờ vực lẫn nhau.

  • Lão Hạc sống lủi thủi, thầm lặng, bề ngoài lão có vẻ như lẩm cẩm, gàn dở.
  • Vợ ông giáo cũng chẳng ưa gì lão: “Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ!”.
  • Chính ôn giáo cũng có lúc nghĩ là lão “quá nhiều tự ái”.
  • Còn Binh Tư thì “bĩu môi” nhận xét: “Lão làm bộ đấy! Thật ra lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu”. Binh Tư còn cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt chó nhà hàng xóm.
  • Ông giáo đã ngờ vực lão Hạc. Nhưng khi lão Hạc chết thì ông giáo lại cảm thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”.

- Lão Hạc không chỉ là câu chuyện bi thảm về số phận con người mà còn là câu chuyện đầy xúc động về một nhân cách cao quý.

--------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 4 trang 48 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Lão Hạc tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 8 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM