Trang chủ

Bài 4 trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Xuất bản: 30/12/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 40 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Vượt thác ngữ văn 6.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 40 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Vượt thác (Đoàn Giỏi) chi tiết nhất.

Đề bài: Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

Trả lời bài 4 trang 40 SGK văn 6 tập 2

Cách trả lời 1:

* Hình ảnh cây cổ thụ:

- Hình ảnh cây cố thụ ở đoạn đầu: Dọc sông, những chòm, cây cổ thụ dáng mãnh liệt, dứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

- Hình ảnh cây cổ thụ ở đoạn cuối: Dọc sườn núi, những cây to giữa những bụi Lúp xúp, nom xa như những cụ già vung tay bè đám con cháu tiến về phía trước.

* Ý nghĩa:

- Hình ảnh cây cổ thụ trong đoạn thứ nhất được thể hiện bằng phương pháp nhân hoá ẩn dụ. Cây cổ thụ ở đây mang tâm trạng suy tư lo lắng: Liệu con thuyền nhỏ bé kia có biết phía trước là thác dữ không? Và nó có vượt qua được không? Dáng trầm ngâm và lặng nhìn của cây như một sự mách bảo cho con thuyền hãy cảnh giác phía trước có nguy hiểm!

- Hình ảnh cây cổ thụ trong đoạn thứ hai được thể hiện bằng phương pháp so sánh những chòm cây ở đây thể hiện tâm trạng hân hoan chào đón con người đã chinh phục, đã chiến thắng được thiên nhiên hung dữ. Thiên nhiên động viên khích lệ con người.

=> Cây cổ thụ là nhân chứng cho cuộc vượt thác của con người - là sự sáng tạo độc đáo của tác giả.

Cách trả lời 2:

- Ở đoạn đầu, “những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước”. Điều này như báo hiệu là sắp đến khúc sông dữ, chúng ta phải chuẩn bị và dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác.

- Ở đoạn cuối, hình ảnh chòm cổ thụ hiện lên nhưng với hình ảnh khác “những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước”. Hình ảnh này thể hiện tâm trạng háo hức và sự mạnh mẽ của con người khi đưa được thuyền qua con thác dữ để tiến lên phía trước.

Cách trả lời 3:

Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Đó là các hình ảnh:

- Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.

Với câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.

Tham khảo thêmCảm nghĩ về nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích Vượt thác

Bài 4 trang 40 SGK ngữ văn 6 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn theo các cách trình bày khác nhau giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Vượt thác tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM