Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 4 trang 36 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Bài 3 diễn tả nồi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó.
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Trả lời bài 4 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Cách trình bày 1
Nỗi niềm nhớ thương và tôn kính với ông bà được thể hiện:
- Hành động: "Ngó lên" thể hiện sự thành kính tôn trọng.
- Sự vật so sánh: "nuột lạt mái nhà" – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương.
Gợi nhắc đến công lao của ông bà ngày xưa đã xây dựng lên ngôi nhà, bàn tay ông bà đã buộc từng nuột lạt ấy. Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.
- Lối so sánh: "Bao nhiêu… bấy nhiêu".
+ Cụ thể hóa nỗi nhớ.
+ Nỗi nhớ trùng điệp nhiều vô kể, không thể nào kể xiết. Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:
"Qua cầu ngả nón trong cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấu nhiêu"
Cách trình bày 2
Nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà được diễn tả trong bài 3 qua hình thức so sánh quen thuộc, khá phổ biến trong ca dao, dân ca:
- Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
- Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu...
Cùng kiểu so sánh, thể hiện tình cảm đó nhưng bài ca dao này còn có những nét riêng đặc sắc qua việc sử dung những từ ngữ, hình ảnh rất phù hợp với tâm trạng:
- Trông lên: thể hiện sự tôn kính, trân trọng.
- Hình ảnh nuộc lạt vừa gợi ý nghĩa "nhiều không kể xiết" vừa thể hiện sư bền chặt, gắn bó, cụ thể ỏ đây là trong tình cảm gia đình, giữa con cháu với ông bả.
- Cặp quan hệ từ bao nhiêu - bấy nhiêu cũng góp phần khăảg định tình cảm, nỗi nhớ da diết của con cháu với ông bà.
Cách trình bày 3
Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đôi với ông bà. Những tình cảm đó được diễn tả bằng hình thức so sánh “bao nhiêu ... bấy nhiêu”, một kiểu so sánh thường gặp trong ca dao (“qua cầu dừng bước trông cầu, cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu”, “qua đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”).
Cái hay của cách diễn đạt đó có thể được biểu hiện ở mấy điểm sau:
- Trong tâm trí người Việt Nam, cái gì được trọng, được kính thường được đặt ở trên. Cho nên, nhóm từ “ngó lên” trong bài ngoài tác dụng đề cập đối tượng so sánh còn thể hiện sự kính trọng của con cháu đối với ông bà.
- Hình ảnh “Nuột lạt mái nhà” gợi nên sự nôi kết bền chặt của sự vật, cũng như sự đoàn kết gắn bó của những người cùng huyết thống, cùng một ông bà sinh ra. Đồng thời, mỗi nuột lạt còn là một công lao khó nhọc mà ông bà đã cần cù, chắt chiu để gây dựng gia đình cho con cháu.
- Số nuột lạt của mái nhà là khó đếm xuể, cũng như công lao của ông bà. Cách so sánh “Bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” đã cụ thể hóa cái nỗi nhớ của con cháu, cái công ơn của ông bà vốn là những cái hết sức trừu tượng.
- Và nỗi nhá, công ơn đó lại được diễn đạt bằng hình thức lục bát ngọt ngào, cho nên nỗi nhớ càng da diết, công ơn càng sâu đậm.
-----------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 4 trang 36 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp