Trang chủ

Bài 4 trang 36 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 13/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 36 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân (tiếp theo)

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 36 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân (tiếp theo) chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Theo anh (chị), trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra dựa vào những tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ như thế nào?

a) Nhưng ngẫm nghĩ một chút, họ sẽ thấy những vật mọn mằn nhất chứa cả một sự thông tin sâu sắc.

(Báo Quân đội nhân dân)

b) Gái miệt vườn giỏi giắn, làm trăm công nghìn việc không biết mệt.

(Minh Tuyền)

c) Tôi được xem băng ghi hình mọi chi tiết của cuộc mổ […] bằng ca–mê–ra chuyên dụng của chính máy nội soi.

(Quang Đẩu)

Trả lời bài 4 trang 36 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân (tiếp theo) tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 36 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

a) Từ mọn mằn là từ do cá nhân tạo ra, chưa có trong ngôn ngữ chung của xã hội:

– Tiếng mọn với nghĩa “ nhỏ đến mức không đáng kể”.

– Những quy tắc cấu tạo chung:

+ Quy tắc tạo từ láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu.

+ Trong hai tiếng, tiếng gốc (mọn) đặt trước, tiếng láy đặt sau.

+ Tiếng láy lặp lại phụ âm đầu, nhưng đổi thành vần ăn.

b) Trong câu (b) từ giỏi giắn cũng là từ do cá nhân tạo ra, chưa có trong ngôn ngữ chung của xã hội và cũng được tạo ra theo quy tắc trên: láy phụ âm đầu, tiếng thứ hai mang vần ăn. Từ giỏi giắn cũng có nghĩa: rất giỏi (sắc thái biểu cảm thể hiện sự mến mộ, thiện cảm).

c) Từ nội soi được tạo ra từ hai tiếng có sẵn trong ngôn ngữ là nội và soi, đồng thời dựa vào phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ có tiếng chính chỉ hoạt động (đi sau) và tiếng bổ sung ý nghĩa (đi trước).

Cách trình bày 2

a. Từ mọn mằn là từ mới được tạo ra nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt:

- Tiếng “mọn” với nghĩa “nhỏ bé đến mức không đáng kể”

- Dựa vào quy tắc tạo ra từ láy: Lặp lại phụ âm đầu: m

- Dựa vào quy tắc trật tự trừ trong từ láy: Tiếng gốc “mọn” đặt trước, tiếng láy “mằn” đặt sau

- Đổi vần thành vần ăn, đổi thanh nặng thành thanh huyền

⇒ Từ mọn mằn có nghĩa là nhỏ nhặt, tầm thường, không đáng kể

b. Từ giỏi giắn cũng là từ mới được tạo ra nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt.

- Dựa trên cơ sở tiếng “giỏi”: chỉ những người tài giỏi, giỏi giang

- Dựa vào quy tắc tạo từ láy: Láy phụ âm đầu: gi

- Dựa vào quy tắc trật tự từ trong từ láy: Tiếng gốc đứng trước, tiếng láy đứng sau

- Đổi vần thành vần ăn, thanh hỏi thành thanh sắc

⇒ Từ giỏi giắn có nghĩa là rất giỏi, mang sắc thái thiện cảm, được nhiều người mến mộ

c. Từ nội soi là thuật ngữ dùng trong y học mới được tạo ra trong thời gian gần đây nhờ vào phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt:

- Được tạo ra từ hai tiếng có sẵn: nội, soi

- Dựa vào phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ có tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

⇒ Nội soi chính là dùng phương pháp đưa một ống nhỏ vào bên trong cơ thể, qua đó có thể quan sát và phát hiện ra bệnh lí của con người.

Cách trình bày 3

Trong ba câu đã cho (SGK Ngữ vân 11, tập 1, trang 36), các câu a, b có hai từ do cá nhân tạo ra, chưa có trong ngôn ngữ chung của xã hội. Chúng được tạo ra trên cơ sở một tiếng đã có sẵn cùng với quy tắc cấu tạo chung hoặc chỉ dựa vào quy tắc (mô hình, kiểu) cấu tạo chung.

a) Ở câu a, từ mọn mằn được cá nhân tạo ra khi dựa vào:

- Tiếng mọn với nghĩa là "nhỏ đến mức không đáng kể".

- Những quy tắc cấu tạo chung như:

+ Quy tắc tạo từ láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu (âm m).

+ Trong hai tiếng, tiếng gốc (mọn) đặt trước, tiếng láy đặt sau.

+ Tiếng láy lặp lại phụ âm đầu, nhưng đổi vần thành vần ăn.

Đây là quy tắc tạo từ láy phổ biến trong tiếng Việt. Các từ cùng loại như: nhỏ nhắn, xinh xắn, đều đặn, may mắn, khoẻ khoắn, lành lặn, thẳng thắn, vừa vặn,...

Từ những phân tích trên, có thể thấy, từ mọn mằn trong trường hợp này được dùng với nghĩa: nhỏ nhặt, tầm thường, không đáng kể.

b) Trong câu b, từ giỏi giắn cũng được tạo ra theo những quy tắc như trên: láy phụ âm đầu, tiếng thứ hai mang vần ăn. Từ giỏi giắn cũng có nghĩa: rất giỏi (sắc thái biểu cảm thể hiện sự mến mộ, thiện cảm).

c) Trong câu c, từ nội soi được tạo ra từ hai tiếng có sẵn trong ngôn ngữ là nội và soi, đồng thời dựa vào phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ có tiếng chính chỉ hoạt động (đi sau) và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa (đi trước). Phương thức cấu tạo từ này giống với phương thức tạo ra các từ như: ngoại xâm, ngoại nhập,...

Cách trình bày 4

a)

Từ mới được tạo ra là từ mọn mằn.

Chúng được tạo ra từ những tiếng có sẵn là mọn, mằn theo phương thức cấu tạo tiếng Việt

Âm đầu được láy lại (âm m)

Nghĩa của từ: Chỉ những sự vật nhỏ bé, không đáng chú ý trong một tổng thể

b)

Từ mới được tạo ra là từ giỏi giắn

Chúng được tạo ra từ từ có sẵn là giỏi theo phương thức láy âm trong cấu tạo tiếng Việt

Âm được láy lại là gi

Nghĩa của từ: Chỉ người đảm đang, chăm chỉ, tháo vát trong công việc nào đó

c)

Từ mới được tạo ra là từ nội soi

Chúng được tạo ra từ những từ có sẵn là nội, soi theo phương thức ghép nghĩa của những từ hán Việt

+ Nội có nghĩa là ở bên trong, ẩn đi (nội tâm, nội dung, nội hàm,...)

+ Soi có nghĩa sử dụng ánh sáng để chiếu, nhìn sự vật rõ hơn (soi sáng, soi chiếu, soi mói,...)

+ Nghĩa của từ: Nội soi là phương thức chữa bệnh mới xuất hiện gần đây với phương pháp đưa một ống nhỏ vào bên trong cơ thể của người bệnh, sau đó bác sĩ sẽ quan sát và phát hiện ra bệnh lí của con người.

-/-

Bài 4 trang 36 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân (tiếp theo) trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM