Trang chủ

Bài 4 trang 26 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 01/01/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 26 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngữ văn 7.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 26 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta chi tiết nhất.

Đề bài: Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.

Trả lời bài 4 trang 26 SGK văn 7 tập 2

Cách trả lời 1:

Những hình ảnh so sánh sử dụng trong bài văn:

- Tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo.

=> Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.

- Tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày... có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Nghĩa là tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có.

=> Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.

Cách trả lời 2:

Hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng:

- Tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn …

- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

=> Tác dụng: Giúp sự hình dung được sức mạnh, giá trị của lòng yêu nước được rõ ràng, cụ thể. Mở ra trách nhiệm cần phát huy sức mạnh lòng yêu nước còn tiềm ẩn.

Cách trả lời 3:

Các hình ảnh so sánh trong bài:

- Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước.

-> Cách so sánh cụ thể, độc đáo làm nổi bật sức mạnh vô địch của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc

- Tinh thần yêu nước như các thứ của quý… kín đáo.

-> Giá trị của tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ. Nhấn mạnh vào nhiệm vụ làm tinh thần yêu nước tiềm ẩn trở thành sức mạnh chống kẻ thù.

Tham khảo thêmPhân tích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 4 trang 26 SGK ngữ văn 7 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em đọc hiểu bài văn và soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM