Trang chủ

Bài 4 trang 25 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 08/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 25 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bố cục của văn bản

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 4 trang 25 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi Cách bố trí, sắp xếp nội dung trong phần thân bài, soạn bài Bố cục của văn bản ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Phần Thân bài văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề "người thầy đạo cao đức trọng". Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy.

Trả lời bài 4 trang 25 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Phân tích trình bày làm sáng tỏ luận đề "Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng".

- Ta thấy phần thân bài lần lượt trình bày bề con người của ông:

  • Học trò theo học rất đông
  • Nhiều người đỗ cao.
  • Vì thế ông được nhà vua "vời ông ra dạy thái tử học".
  • Nhưng đến đời Dụng Tông "vua thích vui chơi, không coi sóc việc triều đình, lại tinh dùng bọn nịnh thần". Nhiều lần ông can ngăn, nhà vua không nghe nên ông trả mũ áo từ quan về làng…

- Việc trình bày phần này đã nêu ra những luận cứ "người thầy giỏi, người tôi trung thành, có đạo đức" để làm sáng tỏ và chứng minh cho luận điểm "Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng".

- Hai câu văn cuối phần này có thể coi là luận cứ mang tính minh họa rất cụ thể về "đạo cao đức trọng" của ông.

Trả lời ngắn gọn

Phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng:

- Gồm có hai đoạn, mỗi đoạn thể hiện một khía cạnh của vấn đề.

- Đoạn thứ nhất người thầy đạo cao (thầy giáo giỏi). Đoạn thứ hai người thầy đức trọng (cứng cỏi không màng danh lợi).

Tham khảo thêm cách trình bày khác

Cách sắp xếp các sự việc trong văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”:

– Chu Văn An là người “đạo cao”:

  • Học trò theo học rất đông
  • Nhiều người đỗ cao.
  • Vì thế ông được nhà vua “vời ông ra dạy thái tử học”

– Chu Văn An là người “đức trọng”

  • Từ quan về quê vì can gián vua không thành
  • Thẳng thắn chỉ ra cái sai của học trò dù là quan to
Ghi nhớ

• Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

• Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.

• Nội dung phần Thân bài thường được trình bày theo trình tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

-------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 25 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Bố cục của văn bản trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM