Trang chủ

Bài 4 trang 206 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Xuất bản: 30/09/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 206 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần tập làm văn

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 4 trang 206 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi ôn tập, soạn bài Ôn tập phần tập làm văn ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Sách Ngữ văn 9, tập một nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm ; một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. (Có thể lấy trong các tác phẩm văn học đã học, đã đọc hoặc trong các bài văn tham khảo của bạn cũng như của mình,...)

Trả lời bài 4 trang 206 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

– Nội dung chính của văn bản tự sự là kể chuyện (hay trần thuật), bao gồm các yếu tố: các sự kiện, nhân vật, người kể chuyện. Bên cạnh đó còn có miêu tả, nghị luận.

– Miêu tả nội tâm trong văn tự sự làm cho những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật bộc lộ ra ngoài.

– Nghị luận trong văn bản tự sự vừa có thể bộc lộ tính cách, vừa thấy được quan điểm, thái độ đánh giá của tác giả đối với sự việc ấy.

Các ví dụ:

- Đoạn văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

(Kiều ở lầu Ngưng Bích – Truyện Kiều – Nguyễn Du)

- Đoạn văn tự sự dùng yếu tố nghị luận:

“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì cũng thành đường thôi”.

(Cố hương – Lỗ Tấn)

- Đoạn văn sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận:

“Thứ suy rộng ra và chua chắn nhận ra rằng cái sự buồn cười ấy là bất thương, chẳng riêng gì nhà ý mà có lẽ chung cho khắp mọi nơi. Bao giờ và ở đâu cũng thế thôi. Thằng nào chịu khổ quen rồi thì cứ mà chịu mãi đi! Mà thương những kẻ ăn nhiều nhất, hưởng nhiều nhất thì lại chính là những kẻ không cần ăn một tí nào hoặc không đáng hưởng một ly nào”.

(Sống mòn, Nam Cao)

Cách trình bày 2

- Miêu tả nội tâm giúp cho người viết văn bản tự sự đi sâu phân tích, trình bày những diễn biến tâm lí, cảm xúc, ý nghĩa... của các nhân vật trong câu chuyện

- Nghị luận trong văn bản tự sự giúp người viết văn bản tự sự có thể trình bày những vấn đề nhân sinh, về lí tưởng, về triết lí sống..., rút ra từ diễn biến của câu chuyện, từ cuộc đời các nhân vật.

- Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm:

Thực sự mẹ không lo lang đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bỗng: " Hằng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi ấu yêu nắm tay tôi vẫn đi trên con đường dài và hẹp". 

(Lí Lan, Công trường mở ra, trong Ngữ văn 7 - Tập 1).

- Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận:

"Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh trại yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngôi nhà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:

...

Chớ có có quên theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chỉ bảo là ta không nói truớc!"

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Ngữ văn 9, tập một)

- Đoạn văn tự sự sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận:

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. ... Cuộc đời này quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...

(Nam Cao, Lão Hạc, ngữ văn 8, tập một)

Cách trình bày 3

- Miêu tả nội tâm giúp nhận vật có thể bộc lộ chiều sâu tư tưởng, những suy ngẫm, trăn trở của mình về một vấn đề trong cuộc sống. Trong tác phẩm Làng của Kim Lân, tác giả đã có những đoạn văn miêu tả nội tâm của ông Hai như sau:

“Ông Hai ngồi lặng trên một góc gường. Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối tiếp bới bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết ở đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?

Thật là tuyệt đường sinh sống! Mà không một gì cái đất Thắng này. Ở Đài, ở Nhà Nam, ở Bố Hạ, Cao Thượng… đâu đâu cũng có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi nữa, thì mình cũng chằng còn mặt mũi nào đi đến đâu.

 “Cả làng chúng nó Việt Gian theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?... Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đổi ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ…

Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mầy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng đóng ra, đóng vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau trong ấy. Những hạng khổ rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà lủi đi. Anh nào ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách này đến cách khác để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tóng ra khỏi làng…

Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ của ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à?

Không thể được ! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.

(Kim Lân – trích Làng)

- Đoạn văn/ thơ thể hiện yếu tố nghị luận như trong lời của Hoạn Thư:

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu

Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca

Rằng:"Tôi chút phận đàn bà

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình

Nghĩ cho khi gác viết kinh

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo

Lòng riêng riêng những kính yêu

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai

Trót lòng gây việc chông gai

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng"

- Tự sự có miêu tả nội tâm và nghị luận:

" Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ ...

Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc lão cũng có thể làm liều như­ ai hết ... Một người như thế ấy ! ...

Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng  giềng ....Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo Binh Tư để có ăn? Cuộc đời này quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.

--------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 206 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM