Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 192 sách giáo khoa Ngữ văn 12 phần soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân chi tiết nhất.
Đề bài: Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bức mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
Trả lời bài 4 trang 192 SGK văn 12 tập 1
Cách trả lời 1:
- Người lái đò là hình ảnh của người lao động bình dị mà cao cả. Những nét vẽ về người lái đò gắn bó, hòa quyện với công việc của mình hiện lên rất đặc sắc “tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh khuỳnh”. Công việc của ông rất bình thường, lặng thầm giống như bao nhiêu công việc lao động khác của con người rất vất vả, nhọc nhằn, gian khó, khổ luyện, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng ông rất yêu nghề, say mê, gắn bó với công việc của mình.
- Chân dung của người lao động bình dị, khỏe khoắn trong cuộc sống hiện tại của đất nước: con người đẹp, có tâm hồn lạc quan, yêu đời, gắn bó sâu sắc với sự sống.
- Người lái đò còn được miêu tả giống như một người anh hùng trên sông nước. Đó không phải là người anh hùng trong chiến trận mà là người anh hùng trong chính cuộc sống lao động, sinh hoạt, sản xuất, kết tinh vẻ đẹp tâm hồn, khí phách mạnh mẽ của con người Việt Nam. Người lái đò chính là anh hùng trong công việc lái đò của mình với lòng dũng cảm, kiên cường.
- Người lái đò với tài năng và trí thông minh của mình vượt thác như cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp khác của trùng vi thạch trận, nắm chặt cái bờm sóng mà vượt qua, mà chinh phục sự hung hãn của dòng sông.
Người lái đò còn được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa. Người lái đò chính là nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình. Lái đò là một nghệ thuật và người lái đò là một nghệ sĩ.
=> Cuộc đời của ông lái đò vô danh nơi ngọn thác hoang vu khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca, là cả một pho nghệ thuật tuyệt vời. Thiên nhiên Tây Bắc đẹp đẽ, kì thú nhưng con người Tây Bắc thực sự mới là thứ vàng mười của đất nước, xứng đáng được tôn vinh, ngợi ca. Phải có những con người dũng cảm, tài hoa như vậy mới “trị” được con sông này, bắt nó phục vụ cho cuộc sống của mình.
>>> Đọc thêm: Liên hệ so sánh hình tượng người lái đò sông Đà với nhân vật Huấn Cao
Cách trả lời 2:
- Trong tác phẩm, người lái đò sông Đà được hiện lên như một con người lao động đồng thời như một nghệ sĩ.
+ Ông bình tĩnh, ung dung đối đầu với sự hung bạo và nham hiểm của ghềnh thác sông Đà.
+ Người lái đò như một viên tướng già xung trận, rất mực oai phong, tỉnh táo, tìm hiểu, nắm chắc đối phương ứng phó linh hoạt để giành phần thắng lợi.
+ Cái chết kề bên nhưng mà khi vượt thác xong, người nghệ sĩ tài hoa vẫn: “ung dung đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ và dường như quên ngay cuộc chiến đấu với thác ghềnh ban nãy”.
-> Vừa có tư thế vị anh hùng vừa có phong cách của một nghệ sĩ tài hoa tài tử.
- Với sức tưởng tượng sáng tạo của Nguyễn Tuân, đoạn tả cuộc chiến đấu ác liệt giữa người lái đó và thác dữ hiên lên trước mắt người đọc như một đoạn phim sôi động, hấp dẫn và đầy kịch tính.
+ Thác dữ như kẻ thù, như những con vật hung ác được nhà văn thể hiện sinh động bằng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa: rống lên như tiếng ngàn trâu mộng, rung tít lên như tuyến bin thủy điện; như thể quân liều mạng, dòng thác hùm beo đang hồng hộc thế mạnh.
+ Còn người lái đò như thể một viên tướng già xông vào trận đồ bát quái với muôn vàn hiểm ác.
-> Con người trí dũng tài nghệ tuyệt vời.
=> Qua đó có thể thấy, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
Cách trả lời 3:
Hình tượng người lái đò sông Đà:
– Là hình ảnh về người lao động rất bình dị mà cao cả.
– Là người rất yêu nghề, say mê và gắn bó với công việc của mình.
– Con người đẹp đẽ, khỏe khắn với một tâm hồn lạc quan, yêu đời.
– Được miêu tả giống như một người anh hùng trên sông nước: khí phách mạnh mẽ, dũng cảm, kiên cường.
– Bằng tài năng và trí thông minh đã vượt qua thác ghềnh, qua hết trùng vi thạch trận này đến lớp khác.
– Người lái đò giống như một nghệ sĩ tài hoa, xứng đáng được tôn vinh, ca ngợi.
Cách trả lời 4:
Bài tuỳ bút khắc họa hình ảnh người lái đò sông Đà:
- Vẻ đẹp khoẻ khoắn, cường tráng: dẫu đã bảy mươi tuổi nhưng ông lái đò vẫn có “thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng, chất mun... Cánh tay vẫn là của một chàng trai trẻ tráng".
- Sự lão luyện, tinh thông trong nghề nghiệp: ông lái đò hết sức am tường con sông Đà, có thể “nhớ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở". Sông Đà đôi với ông lái đò ấy, như một thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. Trên dòng sông Đà hung bạo ấy, ông đã xuôi ngược hơn cả trăm lần...
- Vẻ đẹp nổi bật của người lái đò là vẻ đẹp của trí - dũng - tài hoa: người lái đò hiện lên như vị chỉ huy dạn dày kinh nghiệm, nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, linh hoạt thay đổi chiến thuật để lần lượt vượt qua từng phòng tuyến. Ông lái đò điều khiển con thuyền bằng bản lĩnh già dặn, lòng dũng cảm và tài hoa của một nghệ sĩ, tay lái ra hoa. Điều đó thể hiện qua việc ông chỉ huy con thuyền vượt qua “trùng vi thạch trận" dữ dằn, nham hiểm.
- Vẻ đẹp hùng sĩ và tài hoa nghệ sĩ của người lái đò vẫn ánh lên ngay cả khi đã vượt qua hết trùng vi thạch trận: họ đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá đầm xanh... chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng thác ghềnh nguy hiểm vừa qua...
- Ý nghĩa của hình tượng ông lái đò:
+ Ca ngợi những người lao động bình thường mà anh hùng, tài năng...
+ Bài ca về sự chiến thắng của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.
+ Bày tỏ quan niệm về giá trị của con người - dù làm gì nhưng tinh thông trong nghề nghiệp của mình thì cũng thật vinh quang: theo nhà văn cái bầm tụ trên ngực người lái đò do đầu sào in dấu là một thứ huân chương lao động siêu hạng.
Tham khảo văn mẫu: Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà trong cảnh vượt thác
-/-
Bài 4 trang 192 SGK ngữ văn 12 tập 1 được Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Người lái đò sông Đà trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !