Trang chủ

Bài 4 trang 168 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 01/12/2019 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 168 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn biểu cảm ngữ văn 7.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 168 sách giáo khoa Ngữ văn 7 phần soạn bài Ôn tập văn biểu cảm chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bàiCho một đề bài biểu cảm, chẳng hạn: Cảm nghĩ mùa xuân, em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào? Tìm ý và sắp xếp ý như thế nào?

Trả lời bài 4 trang 168 SGK văn 7 tập 1

Cách trả lời 1:

Các ý cần triển khai cho đề bài “Cảm nghĩ về mùa xuân”:

- Sử dụng kết hợp biện pháp miêu tả, tự sự và biểu cảm:

+ Không khí ấm áp, nắng xuân, cây cối đâm chồi.

+ Nét đặc trưng của mùa xuân: loài cây tượng trưng (ví dụ cây đào),…

+ Các lễ hội, lễ Tết.

- Kỉ niệm em nhớ về mùa xuân là gì? Bạn bè, gia đình,…

- Từ các sự việc, các hình ảnh để bày tỏ cảm nghĩ về mùa xuân.

Cách trả lời 2:

* Tìm hiểu đề:

- Kiểu văn bản: Phát biểu cảm nghĩ (văn biểu cảm).

- Đề tài: mùa xuân.

- Yêu cầu: bày tỏ thái độ, tình cảm, sự đánh giá đối với mùa xuân.

* Tìm ý:

- Mùa xuân của thiên nhiên:

+ Cảnh sắc: xanh tươi

+ Thời tiết, khí hậu: mát mẻ, trong lành, dễ chịu.

+ Cây cỏ: xanh tốt

+ Chim muông: rủ nhau bay về đậu trên các cành cây, sà xuống bãi cỏ.

- Mùa xuân của con người:

+ Mỗi người thêm một tuổi

+ Là bắt đầu cho những dự định, kế hoạch.

+ Là mùa của sức sống, tươi trẻ

- Phát biểu cảm nghĩ:

+ Em rất thích mùa xuân – mùa xuân đem đến cho em nhiều niềm vui, nhiều cái mới và những kế hoạch sẽ được thực hiện.

+ Em mong đợi mùa xuân.

Cách trả lời 3:

- Các bước thực hiện khi viết bài văn.

+ Tìm hiểu đề và tìm ý

+ Lập dàn bài

+ Viết bài

+ Đọc và sữa chữa bài viết.

+ Tìm ý và sắp xếp ý.

- Các em có thể tìm thêm ý và sắp xếp các ý sau thành một trình tự hợp lí:

+ Mùa xuân là mùa mở đầu của một năm, là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi, nảy nở.

+ Mùa xuân là mùa mỗi người thêm một tuổi, mở đầu cho những dự định kế hoạch.

+ Mùa xuân còn là biểu tượng của sức sống, của tuổi trẻ.

Dàn ý:

1. Mở bài: Trong một năm có 4 mùa, mỗi mùa có một đặc điểm riêng (kể một vài đặc điểm riêng biệt) nhưng em yêu nhất là mùa xuân vì đó là sự khởi đầu mới cho một năm, hoa, lá đâm chồi nảy lộc, ...

2. Thân bài:

- Biểu cảm về mùa xuân:

+ Thiên nhiên:

  • Không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc
  • Hoa đào khoe sắc, chim én chao liệng
  • Nắng xuân hây hẩy, nồng nàn.
  • Hoạt động đặc trưng của con người.

+ Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân.

- Kỉ niệm với mùa xuân: sum vầy bên gia đình, ...

3. Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về mùa xuân

Tham khảo

Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

-/-

Trên đây là 3 cách trả lời bài 4 trang 168 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Ôn tập văn biểu cảm tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM