Trang chủ

Bài 4 trang 146 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 04/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 146 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 146 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên chi tiết nhất.

Đề bài:

Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân.

Trả lời bài 4 trang 146 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 146 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

* Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người:

+ Người anh du kích

+ Thằng em liên lạc

* Nhân dân Tây Bắc hiện lên trong hồi ức của nhà thơ qua những hình ảnh con cụ thể, một lòng một dạ chiến đấu, hi sinh cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Đó là người anh du kích: hình ảnh chiếc áo nâu vá rách – cởi lại cho con → tạo ấn tượng mạnh mẽ, gây xúc động sâu sắc về sự hi sinh cao cả, về nghĩa tình đồng đội.

– Đó là “thằng em liên lạc”: cách xưng hô thân tình ruột thịt đã xông xáo rừng thưa, rừng rậm từ bản Na qua bản Bắc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt mười năm ròng rã.

– Đó là người mẹ nuôi quân: hình ảnh bà “mế” thức một mùa dài thể hiện tấm lòng son sắt của nhân dân Tây Bắc đối với Cách mạng. Hình ảnh bà mẹ già đêm đên bên bếp lửa hồng soi tóc bạc chăm sóc đẹp là những hình ảnh đẹp nhất của bài thơ, thể hiện ân tình sâu nặng của nhân dân đối với Cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Cách trả lời 2

Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ gợi lên trong hình ảnh:

+ Những anh du kích.

+ Thằng em liên lạc.

Nhân dân Tây Bắc hiện lên trong hồi ức của nhà thơ qua hình ảnh những con người cụ thể một lòng một dạ chiến đấu, hi sinh cho cuộc kháng chiến.

+ Người anh du kích: chiếc áo nâu rách, cởi lại cho con → tạo ấn tượng mạnh mẽ, xúc động về sự hi sinh cao cả.

+ “Thằng em liên lạc” (xưng hô thân tình, ruột thịt ) đã xông xáo vào rừng thưa, rừng rậm, từ bản Na qua bản Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt 19 năm ròng rã.

+ Hình ảnh người mẹ nuôi quân: thức mùa dài, nuôi dưỡng bộ đội như con- tấm lòng người dân Tây Bắc đối với Cách mạng.

→ Tình yêu thương đằm thắm, sâu nặng với mảnh đất mình đã qua, những câu thơ thể hiện tình cảm đậm sâu với những mảnh đất đã đi qua.

Từ những cảm xúc suy tư về sự chuyenr hóa kì diệu của tâm hồn đúc kết thành triết lí, đó là nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên.

Cách trả lời 3

- Các hình ảnh con người cụ thể đại diện cho nhân dân Tây Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ:

+ Người anh du kích

+ Thằng em liên lạc

+ Người “mế" với hình ảnh “ lửa hồng soi tóc bạc".

Đây là những hình ảnh khái quát, tượng trưng cho con người Tây Bắc trong kháng chiến, tuy nhiên đã được tác giả thể hiện bằng những con người, những câu chuyện cụ thể rất sinh động.

-   Tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn của nhà thơ đối với nhân dân được thể hiện qua những câu chuyện, những kỉ niệm cụ thể, sâu sắc:

+ Người anh du kích trước đêm tấn công đồn địch còn để lại chiếc áo nâu cho nhân vật trữ tình.

+ Thằng em liên lạc (cách gọi thân mật): "Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư"!

+ Người “mế" lửa hồng soi tóc bạc", “năm con đau" (tức hồi con ốm) má thức một mùa dài", khiến cho “trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi".

+ Hình ảnh cô gái Tây Bắc đọng lại trong cử chỉ ấm áp "Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch", trong hương thơm của "vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng". Tình quân dân lâu dần thành tình đôi lứa. Nỗi nhớ được so sánh bằng những hình ảnh gợi bất ngờ, mới lạ, gợi được những tưởng tượng phong phú. (Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét, Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng ...)

=> Cách xưng hô thân tình, ruột thịt (anh con, em con, mế ...) hình ảnh chân thực, từ ngữ gợi cảm, so sánh độc đáo … Đoạn thơ thể hiện lòng biết ơn, tình yêu thương sâu nặng đối với Tây Bắc. Nhân dân Tây Bắc như một đại gia đình ruột thịt của người kháng chiến.

Cách trả lời 4

Nhân dân Tây Bắc trong hoài niệm của tác giả là những người dân lao động nghèo nhưng giàu lòng yêu nước, gắn bó nghĩa tình với kháng chiến.

Hình ảnh con người cụ thể đại diện cho nhân dân Tây Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ:

Người anh du kích: đã hi sinh trong một trận công đồn, trước lúc ra đi còn nhường lại chiếc áo đang mặc cho người kháng chiến.

Thằng em liên lạc: một em thiếu nhi Tây Bắc sớm có lòng yêu nước, tận tụy, đầy ý thức trách nhiệm với công việc.

Người “mế” ân cần chăm sóc người kháng chiến khi họ bị bệnh không phải một ngày, một tháng mà cả "mùa dài". Tình mẹ đối với người kháng chiến chẳng khác tình ruột thịt. Hình ảnh mẹ càng đẹp hơn trong sự phản chiếu lung linh của "lửa hồng soi tóc bạc".

Hình ảnh cô gái Tây Bắc đọng lại trong cử chỉ ấm áp, tình quân dân lâu dần thành tình đôi lứa. Nỗi nhớ được so sánh bằng những hình ảnh bất ngờ, mới lạ, gợi lên được những tưởng tượng phong phú (Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét, Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng…)

==> Đây là những hình ảnh khái quát, tượng trưng cho con người Tây Bắc trong kháng chiến.

Tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn của nhà thơ đối với nhân dân được thể hiện qua những câu chuyện, những kỉ niệm cụ thể, sâu sắc với người anh du kích, thằng em liên lạc, với mế và người con gái Tây Bắc. Cách xưng hô thân tình, ruột thịt (anh con, em con, mế…) hình ảnh chân thực, từ ngữ gợi cảm, so sánh độc đáo… Đoạn thơ thể hiện lòng biết ơn, tình yêu sâu nặng đối với Tây Bắc. Nhân dân Tây Bắc như một đại gia đình ruột thịt của người kháng chiến.

Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

***

Bài 4 trang 146 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM