Trang chủ

Bài 4 trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 08/08/2020

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 128 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Hạnh phúc của một tang gia

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 128 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Hạnh phúc của một tang gia chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái “đám ma gương mẫu”, anh (chị) nhận xét như thế nào về xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời? Thái độ của nhà văn đối với xã hội này ra sao?

Trả lời bài 4 trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Hạnh phúc của một tang gia tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 128 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Một xã hội suy tàn với những chế độ thối nát, tác giả đã miêu tả đầy đủ những hình ảnh đó để thể hiện những hình ảnh chi tiết trong đoạn văn, hình ảnh này biểu tượng cho một điều đó là đồng tiền làm mờ mắt con người họ chỉ biết đến tiền mà không biết đến tình người.

Cách trình bày 2

Xã hội “thượng lưu” đương thời:

+ Xã hội suy tàn, chế độ thối nát

+ Hình ảnh được thể hiện chi tiết trong đoạn văn, biểu tượng cho một điều đó là đồng tiền làm lu mờ con người

+ Xã hội đó bát nháo, những kẻ bịp bợm, lẳng lơ lại hợp thời được thượng tôn

Cách trình bày 3

- Nhận xét: Đám ma diễn ra như một tấn đại hài kịch, tự nó phơi bày sự lố lăng, vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước.

- Thái độ của nhà văn đối với xã hội này: tác giả đã phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu thành thì”, đồng thời thể hiện niềm căm phẫn mảnh liệt đối với xã hội đen tối, thối nát đương thời. Ông “chửi” cái xã hội đó là xã hội khốn nạn, chó đểu.

Cách trình bày 4

Từ niềm "hạnh phúc" của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái "đám ma gương mẫu" ta có thể thấy được bức tranh về cái xã hội "thượng lưu" đương thời. Cái xã hội thối nát, cái xã hội Âu hóa rởm, đạo đức và nhân cách của con người ngày càng đi xuống, suy đồi. Con người hành xử với nhau xảo trá, gian dối, thực dụng vô nhân, vô nghĩa.Chẳng đâu nữa còn chỗ cho nhân tính, những con người ấy không nhận ra cái chết của xã hội chó đểu. Ai cũng có những niềm vui riêng của mình từ cái chết của cụ cố tổ và họ phải diễn, diễn sao cho thật giống với cảnh một đám ma với nét buồn lãng mạn.

Qua tác phẩm Vũ Trọng Phụng đã thể hiện một thái độ chán ghét cái xã hội thối nát, tác giả đã miêu tả đầy đủ những hình ảnh đó để thể hiện những hình ảnh chi tiết trong đoạn văn, hình ảnh này biểu tượng cho một điều đó là đồng tiền làm mờ mắt con người họ chỉ biết đến tiền mà không biết đến tình người. Để rồi tác giả cũng phải thốt lên rằng "chó đểu", "khốn nạn".

>> Xem thêm

: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc của một tang gia

-/-

Bài 4 trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Hạnh phúc của một tang gia trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM