Trang chủ

Bài 4 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 15/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 127 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Sự biểu hiện của tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu ?

(Gợi ý: Phân tích xem vì sao chỉ có nhi đồng xuất hiện và sự xuất hiện đó cùng tiếng cười, câu hỏi hồn nhiên, thơ ngây của các em có làm cho tác giả vui lên không.)

Trả lời bài 4 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Câu trả lời 1

- Giọng điệu của hai câu đầu tuy nói về sự thay đổi của thời gian và của con người tuy có vẻ khách quan nhưng có gì đó phảng phất buồn.

- Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm khi có sự xuất hiện của những đứa trẻ nhỏ. Đứa trẻ đó ngơ ngác không biết là ai, chúng coi ông như là một người khách lạ. Xa quê hương của mình và giờ trở về không ai nhận ra mình, tác giả đã sử dụng giọng điệu có chút hóm hỉnh nhưng chứa đựng nỗi buồn trong lòng.

Câu trả lời 2

Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới:

– Hai câu trên:

“Trẻ đi, già trở lại nhà

Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu”

Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về.

– Hai câu dưới:

“Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?”

Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài:

  • Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ.
  • Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà.
  • Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót.+ Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Câu trả lời 3

Sự biểu hiện tình quê ở hai câu trên dưới có sự khác nhau về giọng điệu, cụ thể:

– Sau bao năm xa quê trở về không chỉ tác giả thay đổi mà quê hương cũng đổi thay không ít

– Tình cảm sâu đậm với quê hương không chỉ bộc lộ trong câu hương âm vô cải mấnmao tồimaf còn ở nỗi xót xa ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương

– Nét đặc sắc về nghệ thuật là việc dùng các hình ảnh vui tươi để bộc lộ nỗi buồn đau xót:

  • Về quê chỉ có trẻ con ra đón những người cùng tuổi cùng thời giờ đã chẳng còn ai
  • Đã vậy dưới nhưng con mắt ngây thơ hồn nhiên vui của đám trẻ nhỏ ông chỉ là khách. Điều này khiến nhà thơ càng thêm xót xa

⇒ Phía sau hình ảnh vui tươi là giọng bi hài thấp thoáng ẩn hiện.

---------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê trong chương trình soạn văn 7 được tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM