Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 121 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Văn bản Văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Hàm nghĩa của văn bản văn học là gì? Cho ví dụ cụ thể.
TRẢ LỜI BÀI 4 TRANG 121 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2
Cách trả lời 1
Hàm nghĩa của văn bản văn học là khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn kín văn bản văn học trong quá trình tiếp cận được người đọc dần nhận ra
Muốn nhận hàm nghĩa văn bản văn học, người đọc cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo…
Hàm nghĩa của văn bản không phải lúc nào cũng có thể hiểu đúng, hiểu đủ.
Ví dụ: Văn bản Làng: Chọn đề tài nói về người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người nông dân yêu làng, yêu nước, trung thành với kháng chiến, cách mạng
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá lấy nguồn cảm hứng từ tình yêu thiên nhiên, con người trong thời đại mới
- Truyện ngắn Bến quê chứa nhiều tầng hàm ý sâu xa, người ta mải mê đi tìm giá trị ảo tưởng trong khi giá trị quen thuộc, gần gũi thì bỏ qua để khi nhận ra thì đã muộn
Cách trả lời 2
– Hàm nghĩa của văn bản văn học là khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn kín của văn bản văn học mà qua quá trình tiếp cận, người đọc dần dần nhận ra.
– Muốn nhận ra hàm nghĩa của văn bản văn học, người đọc cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo ,…
– Hàm nghĩa của văn bản văn học không phải lúc nào cũng dễ hiểu và không phải lúc nào cũng hiểu đúng và hiểu đủ.
Ví dụ:
– Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương mới đọc qua tưởng chỉ là chuyện của chiếc bánh trôi, từ đặc điểm đến các cung đoạn làm bánh. Nhưng hàm chứa trong đề tài bánh trôi là cảm hứng về cuộc đời và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ than thân trách phận nhưng không dừng lại ở đó, còn khẳng định vẻ đẹp của mình và lên tiếng phê phán xã hội bất công, vô nhân đạo.
– Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu bao hàm nhiều ý nghĩa triết lí về con người và cuộc đời thông qua rất nhiều những nghịch lí:
+ Trong đời mỗi con người, có nhiều chuyện mà ta không lường trước được, không tính hết được bởi có những việc xảy ra ngoài ý muốn (Nhĩ, nhân vật chính của truyện, đã từng đi khắp nơi, cuối đời bị căn bệnh quái ác phải nằm liệt giường).
+ Con người, đôi khi vì những “vòng vèo, chùng chình” đã không thể đến được nơi mà mình cần đến, mặc dù nơi ấy ở ngay trước mặt (Nhĩ đã không thể sang được bãi bồi bên kia sông, ngay trước nhà mình).
+ Đôi khi, người ta cứ mải mê đi tìm những giá trị ảo tưởng trong khi có những giá trị quen thuộc, gần gũi mà bền vững thì lại bỏ qua để khi nhận ra thì quá muộn (khi nằm liệt giường, Nhĩ mới nhận ra vẻ đẹp của “Bến quê”, vẻ đẹp của người vợ tảo tần sống gần trọn đời với mình).
+ Hãy biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những gì thuộc về “Bến quê”, đó là bức thông điệp mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến mọi người thông qua những triết lí giản dị mà sâu sắc của tác phẩm.
Xem thêm: Tóm tắt truyện ngắn Bến quê - Nguyễn Minh Châu
-/-
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Văn bản Văn học tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.
Chúc các em học tốt !