Trang chủ

Bài 4 trang 117 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 05/08/2020

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 117 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập Thao tác lập luận so sánh

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 117 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Luyện tập Thao tác lập luận so sánh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Tự chọn đề tài (một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh, chẳng hạn: Một kho vàng không bằng một nang chữ) để viết đoạn văn so sánh.

Trả lời bài 4 trang 117 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Luyện tập Thao tác lập luận so sánh tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 117 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1 - "Lời chào cao hơn mâm cỗ"

Lời chào cao hơn mâm cỗ” hàm ý câu chào hỏi rất quan trọng, rất tình nghĩa, còn quý hơn cả việc mời nhau đến ăn uống tiệc tùng. “Lời chào cao hơn mâm cỗ” ý muốn nói đến phép lễ nghĩa hơn cái ăn. Sâu hơn là nhân cách của con người cao hơn “vật chất”. Mâm cỗ có đầy, có sang trọng mới thể hiện được sự no đủ và hiếu khách của chủ nhà. Lời chào có nồng nhiệt, thân thiện mới chứng tỏ phẩm chất một ngưới có phép tắc, lễ nghĩa với một nền giáo dục tốt, và đậm chất văn hóa của dân tộc. Mâm cỗ là sự no đủ về vật chất, lời chào thể hiện cho sự thân thiện giữa người với người. Lời chào là “phương tiện” tình cảm mang hơi thở của xã hội.

Cách trình bày 2 - Một mặt người bằng mười mặt của

Câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của

– Con người là tài sản quý giá nhất trên đời, cha ông nhắc nhở thế hệ sau quý trọng con người hơn mọi của cải vật chất trên đời

– Bằng việc sử dụng phương pháp so sánh đối lập để nhấn mạnh giá trị, tầm quan trọng của con người (một = mười)

– Tiền bạc, của cải có thể làm ra được, còn con người thì không

– Câu tục ngữ cũng phê phán những kẻ xem trọng của cải vật chất, đánh mất đi những giá trị tốt đẹp của con người.

Cách trình bày 3 - Cho bạc cho tiền không bằng cho nghiên cho bút

Câu tục ngữ "Cho bạc cho tiền không bằng cho nghiên cho bút" .

Ở đây nói về tầm quan trọng của chữ nghĩa, nó tạo nên những cái đặc biệt đối tượng so sánh ở đây là bạc, là tiền  được so sánh với nghiên, với bút. Bạc, tiền là những thứ quý giá, có giá trị lớn được so sánh với nghiên, với bút - những thứ gợi cho con người dễ dàng hình dung được đó là tri thức, là học vấn. Bạc, tiền là những thứ quý giá về vật chất và cũng có thể kiếm được, còn nghiên, bút là những thứ thiên về tinh thần. Câu tục ngữ này, với hàm ý đề cao tầm quan trọng của việc học, của chữ nghĩa của việc xây dựng nên nhân cách, vốn hiểu biết của con người. Xã hội muốn phát triển được cần phải có những con người tài giỏi, con người có vốn hiểu biết. Chính vì thế nuôi con ăn học nên người sẽ tốt hơn là cho con cái tiền bạc, bởi vì miệng ăn thì núi lở có cho bao nhiêu bạc tiền thì cũng không đủ. Câu tục ngữ này càng đúng hơn với nền văn minh trí tuệ  ngày nay.

Cách trình bày 4 - Học thầy không tày học bạn

Học thầy không tày học bạn”. Câu tục ngữ trên chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh. Nó không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè. Trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp, tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình.

Cách trình bày 5 - Một kho vàng không bằng một nang chữ

Dân gian ta có câu: Quý như vàng, ý nói vàng là thứ quý giá. Chẳng vậy mà bao đời nay nhiều kẻ cứ chạy miết theo đồng tiền, thoi vàng: lao vào buôn bán thậm chí bất chấp pháp luật, hăm hở tìm vàng nhiều khi bỏ mặc mạng sống,... Có vàng quả quý thực vì có được nó con người sẽ trở nên giàu có sung sướng: có tiền mua tiên cũng được kia mà! Vàng đã quý nhưng có thứ còn quý giá hơn, đó là chữ nghĩa, tri thức.

Cha ông ta từng đúc kết: Một kho vàng không bằng một nang chữ. Tại sao vậy? Có chữ nghĩa con người có khả năng làm việc tốt hơn mọi người, nhờ vậy sẽ thành đạt hơn, họ cũng sẽ có được vàng để sung túc, đủ đầy. Nhưng mặt khác, một kho vàng là có hạn, hết một kho vàng chỉ còn kho rỗng. Nhưng có chữ nghĩa thì vĩnh viễn không bao giờ lo đói khổ vì chữ còn, tiền đồ còn, cơm áo còn. Những vị Trạng nguyên, Thám hoa,... nhờ chữ nghĩa mà đời đời vinh hiển; bọn phú ông giàu có ngu dốt hay bị chơi khăm, chơi xỏ chẳng mấy chốc mà khuynh gia bại sản. Không chỉ vậy, nang chữ còn mang đến cho con người thứ mà kho vàng không bao giờ làm được, đó là sự yêu mến, kính nể của xã hội. Mọi người yêu quý, tôn trọng người có học, người hay chữ; ít ai thật lòng thật bụng yêu mến, trân trọng kẻ chỉ có tiền (có chăng chỉ là thái độ bợ đỡ, xu nịnh mà thôi). “Một kho vàng không bằng một nang chữ”, tư tưởng ấy đã góp phần xây đắp nên những tâm hồn Việt Nam trọng chữ nghĩa, hiếu học tôn sư trọng đạo mà khinh bạc vàng, căm ghét bọn tham quan, cường hào, ác bá.

-/-

Bài 4 trang 117 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM