Trang chủ

Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo trang 149 lớp 5 Tập 1 Kết nối tri thức

Xuất bản: 18/09/2024 - Tác giả:

Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo trang 149 lớp 5 Tập 1 Kết nối tri thức đầy đủ câu hỏi giúp học sinh dễ dàng giải bài tập SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trước khi tới lớp

Nội dung chính Một ngôi chùa độc đáo: Ngôi chùa độc đáo với cách thiết kế, những chi tiết ẩn hiện mang tính cổ kính, lưu giữ văn hoá – trở thành biểu tượng quốc hoa Liên Hoa Đài Việt Nam.

* Khởi động

Câu hỏi trang 149: Trao đổi cùng bạn: Mỗi công trình kiến trúc dưới đây có điểm gì độc đáo?

Trả lời:

Mỗi công trình kiến trúc dưới đây có hình thù, kiến trúc của công trình độc đáo: Bảo tàng Hà Nội trông như một kim tự tháp bị úp ngược lại; nhà hát Đó trông như một bệ phóng rỗng toác; nhà hát Cao Văn Lầu trông như những chiếc nón lá gác lên đâu đó.

Văn bản: Một ngôi chùa độc đáo

Ở quận Ba Đình – trung tâm Thủ đô Hà Nội – có một ngôi chùa được xây dựng năm 1049, thời vua Lý Thái Tông. Đó là chùa Một Cột.

Tên chùa đã gợi ra nét kiến trúc độc nhất vô nhị: Chùa ngự trên một cột đá tròn. Tám thanh gỗ bao quanh trụ đá giống hình đài sen, tạo thành giá đỡ vững chãi cho ngôi chùa. Nhìn từ xa, chùa Một Cột tựa đoá sen khổng lồ vươn lên từ mặt nước, bình yên đón ánh mặt trời. Vì thế, ban đầu chùa có tên gọi là Liên Hoa Đài.

Bên cạnh nét độc đáo kể trên, chùa Một Cột còn mang nét đẹp cổ kính của kiến trúc Á Đông. Nóc chùa được trang trí hai con rồng chầu mặt nguyệt. Chùa có bốn mái cong cong mềm mại. Ngôi chùa càng thêm nổi bật giữa khung cảnh cây cối xanh tươi và hồ nước yên bình.

Chùa Một Cột – di tích văn hoá vô giá – đã trở thành một biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Năm 2012, chùa được Tổ chức Kỉ lục châu Á xác nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.

(Theo Hiền Vũ)

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 150: Chùa Một Cột ở đâu và được xây dựng vào năm nào?

Trả lời:

Chùa Một Cột ở quận Ba Đình, trung tâm Thủ đô Hà Nội và được xây dựng năm 1049, thời vua Lý Thái Tông.

Câu 2 trang 150: Vì sao chùa có tên là Một Cột và Liên Hoa Đài? Theo em, điều gì khiến chùa Một Cột được xem là “ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”?

Trả lời:

Chùa có tên là Một Cột và Liên Hoa Đài vì: Chùa ngự trên một cột đá tròn. Tám thanh gỗ bao quanh trụ đá giống hình đài sen, tạo thành giá đỡ vững chãi cho ngôi chùa. Nhìn từ xa, chùa Một Cột tựa đoá sen khổng lồ vươn lên từ mặt nước, bình yên đón ánh mặt trời.

Theo em, điều khiến chùa Một Cột được xem là “ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á” vì chùa ngự trên một cột đá tròn duy nhất, không phải hệ thống các cột kèo hay mặt đất chắc chắn nào.

Câu 3 trang 150: Trong bài đọc, em ấn tượng nhất với thông tin nào? Vì sao?

Trả lời:

Trong bài đọc, em ấn tượng nhất với thông tin: Năm 2012, chùa được Tổ chức Kỉ lục châu Á xác nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.

Vì cả châu Á rộng lớn nhưng Việt Nam ta duy nhất có một ngôi chùa độc đáo nhất, quả là đáng khâm phục, ngưỡng mộ và tự hào về nước Việt chúng ta.

Câu 4 trang 150: Tóm tắt bài đọc theo gợi ý sau:

Trả lời:

Tóm tắt bài đọc:

Chùa Một Cột là ngôi chùa có ở Hà Nội, xây dựng vào năm 1049, thời vua Lý Thái Tông. Chùa mang nét độc đáo, được xây dựng trên một cột đá tròn, tám thanh gỗ làm giá đỡ xung quanh. Nhìn chùa trông giống với một đoá sen khổng lồ, nên người ta gọi là Liên Hoa Đài. Chùa có kiến trúc cổ kính của Á Đông. Nóc chùa có rồng chầu mặt nguyệt, mái cong mềm mại, quanh chùa yên bình, cây cối xanh tươi. Chùa là di tích văn hoá vô giá và là biểu tượng của Hà Nội.

Câu 5 trang 150: Bài đọc nói với chúng ta về điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột.

B. Nguồn gốc những cái tên của chùa Một Cột.

C. Giá trị văn hoá của chùa Một Cột trong đời sống chúng ta.

Trả lời:

Bài đọc nói với chúng ta: A. Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột.

Luyện từ và câu: Luyện tập về kết từ trang 151, 152

Câu 1 trang 151: Chọn từ ngữ ở cột A phù hợp với từ ngữ ở cột B để tạo câu. Chỉ ra các kết từ trong mỗi câu.

Trả lời:

a. Nước Áo được coi là đất nước của âm nhạc bởi nhiều nhạc sĩ nổi tiếng thế giới đều đã sống ở đây.

Kết từ trong câu là: coi là, của, bởi, đều

b. Nếu không tính toán thật kĩ lưỡng và luyện tập tỉ mỉ trong mỗi cảnh quay thì các diễn viên đóng thế vẫn có thể gặp nguy hiểm.

Kết từ trong câu là: Nếu, thì; và, trong

c. Âm nhạc không những làm tăng sự lạc quan mà còn giúp ta ngủ sâu và hoàn toàn thư giãn.

Kết từ trong câu là: không những, mà còn; và

d. Mặc dù nhiều bức tranh của Van Gốc có màu vàng chói chang đến nhức mắt nhưng đó vẫn là những bức tranh đắt nhất thế giới.

Kết từ trong câu là: Mặc dù, nhưng; vẫn, là

Câu 2 trang 151: Chọn kết từ phù hợp thay cho bông hoa.

cho

của

Nghị lực phi thường, sự lãng mạn ☐ lòng nhân ái đã chắp cánh ở tài năng âm nhạc ☐ Mô-da. Di sản ☐ ông để lại ☐ nhân loại thật là vĩ đại: hơn 600 tác phẩm lớn nhỏ. Đây là một cống hiến vào mức kỉ lục ☐ một con người chỉ sống trên đời có 35 năm.

(Theo Kể chuyện danh nhân thế giới)

Trả lời:

Nghị lực phi thường, sự lãng mạn và lòng nhân ái đã chắp cánh ở tài năng âm nhạc của Mô-da. Di sản mà ông để lại cho nhân loại thật là vĩ đại: hơn 600 tác phẩm lớn nhỏ. Đây là một cống hiến vào mức kỉ lục của một con người chỉ sống trên đời có 35 năm.

Câu 3 trang 152: Hoàn thiện câu a hoặc b dưới đây với mỗi kết từ cho sẵn.

Trả lời:

a. Tôi học chơi đàn ghi-ta và đàn pi-a-no.

Tôi học chơi đàn ghi-ta để có thể chơi đàn cho bạn bè nghe.

Tôi học chơi đàn ghi-ta vì tôi yêu những thanh âm của nó.

b. Môn ảo thuật luôn kích thích người xem bởi sự bí ẩn mà nó mang lại cho người xem.

Môn ảo thuật luôn kích thích người xem nên thường thu hút được nhiều sự chú ý.

Môn ảo thuật luôn kích thích người xem với cách diễn xuất tài tình của ảo thuật gia.

Viết: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình trang 152

Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong bộ phim hoạt hình em đã được xem.

Câu 1 trang 152: Dựa vào các ý đã tìm được trong hoạt động Viết ở Bài 30, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.

Lưu ý:

– Viết mở đầu và kết thúc gây được sự chú ý đối với người đọc.

– Tập trung giới thiệu nhân vật đã lựa chọn (đặc điểm về ngoại hình, hoạt động, tính cách,… của nhân vật).

– Sử dụng những dẫn chứng minh hoạ để lời giới thiệu có sức thuyết phục và cuốn hút.

Trả lời:

Một bộ phim hoạt hình mà hầu như ai cũng biết tới, ai cũng đã từng xem một lần ở đâu đó trong đời: bộ phim hoạt hình mèo và chuột Tom and Jerry nổi tiếng. Đây là một bộ phim hoạt hình nhiều tập của nước ngoài. Nổi bật trong phim là hai nhân vật chuột Jerry và mèo Tom, nhưng có lẽ chuột Jerry mới thật là nhân vật được yêu quý, lấy được cảm tình từ người xem hơn cả. Bộ phim dài tập kể về chuỗi các tình huống, câu chuyện giữa mèo và chuột, truy đuổi thú vị, gây cười. Nhân vật chuột Jerry nổi bật với cách tạo hình nhỏ nhắn, màu vàng của lông nhàn nhạt. Cậu ta rất thông minh với những pha chạy trốn được khỏi mèo sự truy đuổi của mèo Tom và đồng bọn. Đặc biệt, với tính cách hiền lành tốt bụng và hay giúp đỡ người khác, chuột Jerry còn không ít lần tự đưa mình vào những tình huống khó khăn, nguy hiểm để cứu người. Một số lần, chuột Jerry thông minh còn gài bẫy, làm cho mèo Tom ngã lộn nhào, bị đồ vật rơi trúng người cán dẹt mỏng hay vỡ vụn cả thân người. Em thấy bộ phim được dàn dựng thật công phu, phim dài tập nhưng tập nào cũng rất cuốn hút, có nội dung đa dạng và khác nhau. Hi vọng sẽ có nhiều sáng tạo hơn nữa để nhân vật Jerry được trải nghiệm và phiêu lưu cùng người xem.

Câu 2 trang 152: Đọc soát và chỉnh sửa.

Trả lời:

Em đọc soát và chỉnh sửa đoạn văn mình viết theo các tiêu chí bài cho.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 152: Sưu tầm tranh ảnh về một công trình kiến trúc độc đáo của đất nước ta. Giới thiệu với bạn về công trình kiến trúc đó.

Trả lời:

Em sưu tầm tranh ảnh về một công trình kiến trúc độc đáo của đất nước ta:

1. Toà tháp nổi tiếng Sài Gòn – Bitexco

Cao 262m, 68 tầng – Bitexco Financial Tower tự hào là biểu tượng kiến trúc của Thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam hiện đại, hội nhập quốc tế và thế hệ trẻ năng động. Tác phẩm nghệ thuật kiến trúc duyên dáng này là điển hình minh chứng cho sự hợp lực hợp tác quốc tế.

Tòa tháp được thiết kế và trang bị như điểm đến đẳng cấp ấn tượng nhất dành cho các doanh nghiệp và là khởi nguồn của những cảm hứng bất tận. Tòa tháp được lấy cảm hứng thiết kế từ hình ảnh búp sen, thể hiện văn hóa truyền thống của Việt Nam, khát vọng vươn lên của dân tộc.

2. Cầu Vàng, Đà Nẵng

Cầu Vàng tại Việt Nam không bắc qua dòng sông nào, nhưng vẫn gây ấn tượng với đôi bàn tay khổng lồ rêu phong nâng đỡ lối đi giống như một dải lụa vàng, giữa mây trời Đà Nẵng. Cầu tọa lạc trên đỉnh Bà Nà đã tạo hiệu ứng lớn ngay khi vừa đưa vào hoạt động hồi tháng 7. Mặt cầu rộng 12,8 m, dài gần 150 m, gồm 8 nhịp, nhịp dài nhất là 21,2 m.

Cuối tháng 8, tra cứu google từ khóa “Golden Bridge Ba Na Hills” cho ra gần 160 triệu kết quả trong 0,95 giây. Trong khi đó, tìm kiếm tên công trình kiến trúc du lịch nổi tiếng “Eiffel Tower” – biểu tượng của thủ đô Paris đạt 80 triệu kết quả trong 0,65 giây. Như vậy, Cầu Vàng đã trở thành hiện tượng của du lịch Việt Nam khi “vượt biên” ra thế giới.

Suốt tháng 7, hình ảnh và video clip Cầu Vàng được đăng tải trên hàng nghìn trang thông tấn, mạng xã hội, diễn đàn, website… quốc tế. Tờ Guardian của Anh đã vinh danh Cầu Vàng trong “top 10 cây cầu có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất thế giới”. Ít ngày sau, trang Independent với 58 triệu độc giả theo dõi hàng ngày công bố Cầu Vàng vào top 10 cây cầu “đẹp đến mức khó tin”. Rất nhiều tờ báo uy tín trên thế giới như BBC, AFP, Reuters, CNN, Archdaily... cũng đã dành lời khen ngợi công trình.

3. Cầu Rồng, Đà Nẵng

Được xem là biểu tượng và là niềm tự hào của người dân thành phố Đà Nẵng, cầu Rồng là một trong những cây cầu độc đáo bắc qua sông Hàn, là một địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch tham quan.

Cầu Rồng dài 666m rộng 37,5m với 6 làn xe chạy với thiết kế hình rồng ấn tượng. Công trình được thông xe ngày 29/3/2013, kinh phí xây cầu gần 1.500 tỷ đồng. Vào tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần hoặc những dịp đặc biệt, “Rồng” có thể phun ra nước và lửa. Công trình này từng được vinh danh quốc tế bằng Giải thưởng Kỹ thuật xuất sắc (EEA) của Hội đồng Các công ty kỹ thuật Mỹ (ACEC) 2014. EEA là giải thưởng danh giá thế giới, được ví như “giải Oscar của ngành kỹ thuật”.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM