Trang chủ

Bài 3 trang 98 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xuất bản: 06/05/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 98 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 98 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm "Chúng ta không nên học vẹt và học tủ

" sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm.

Trả lời bài 3 trang 98 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Gợi ý làm bài

a) Giải thích rõ hơn quan niệm :

- Học vẹt : học mà không hiểu gì

- Học tủ :

  • Chỉ học một vài nội dung cho là sẽ thi, sẽ kiểm tra
  • Học mang tính chất đối phó

b) Phân tích tác hại của học vẹt, học tủ :

  • Không thu nhận được kiến thức thưc sự, không rèn luyện được sự sáng tạo, trí thông minh.
  • Kiến thức phiến diện, lệch lạc.
  • Khi làm bài cần suy luận hoặc "lệch tủ" sẽ không thể làm được bài, phải nhận điểm kém.
  • Học vẹt, học tủ không thể tiến nhanh và tiến xa được.

Bài văn tham khảo

Ngày nay, học sinh ngày càng thụ động trong học tập, để xảy ra tình trạng học vẹt học tủ. Điều này đã trở thành một vấn nạn của ngành giáo dục. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là học vẹt, học tủ?. Học vẹt là học thuộc một cách máy móc mà không hiểu gì. Học tủ là chỉ học một vài nội dung cho rằng sẽ thi, học mang tính chất đối phó tạm thời. Cả hai cách học này đều không mang lại hiệu quả trong học tập mà trái lại còn có tác hại rất lớn. Học vẹt, học tủ sẽ khiến học sinh không thu nhận được kiến thức thực sự, không rèn luyện được sự sáng tạo, thông minh. Kiến thức có thể bị phiến diện lệch lạc. Nếu học tủ mà đi thi không trúng tủ sẽ không làm được bài. Cả hai hình thức này chỉ có tính chất tạm thời, không giúp gì được cho tư duy, không củng cố được kiến thức, không đem lại được lợi ích gì cho tương lai. Như vậy, theo các bạn, có nên học vẹt và học tủ không?. Phải học như thế nào để đem lại kết quả tốt cho bản thân mình và không phụ sự mong đợi của cha mẹ, thầy cô.

Hoặc

Chúng ta không nên học vẹt và học tủ. Vì đây không phải là lối học đúng đắn. Nó mang lại hiệu quả kém cho người đọc. Học vẹt là học thuộc làu làu không suy nghĩ. Học tủ là chỉ học một vài bài dựa trên may, rủi mà thành công. Học vẹt, học tủ đem lại cho người đọc sự thiếu sót trong kiến thức, sự nghèo nàn trong học vấn. Người hay học vẹt, học tủ luôn thua sút các bạn. Sau này khi ra trường, họ sẽ không có kiến thức để góp phần xây dựng đời sống xã hội. Vì vậy, ngay từ bây giờ người học sinh phải tránh học vẹt và học tủ.

Hoặc

Muốn chiếm lĩnh được tri thức cần có phương pháp khoa học thay vì việc học tủ và học vẹt. Học vẹt là học chay, học không khoa học, tràng giang đại hải, học theo kiểu bắt chước một cách vô thức, không hiểu bản chất của vấn đề. Còn học tủ là lối học lỏi, chọn phần tiếp thu nhanh để học. Hai lối học tai hại này đều gây ra hậu họa khôn lường. Học tủ có thể bị “lệch tủ”, “trật tủ” và khả năng bị điểm liệt, điểm yếu rất báo động. Học vẹt khiến cho học sinh rỗng kiến thức và làm mất đi lối tư duy phân tích, tổng hợp vấn đề. Cả hai cách học này đều khiến học trò bị mất phương hướng, và hoàn toàn trống rỗng khi học. Kiến thức thực sự, khả năng sáng tạo và phát triển trí tuệ sẽ không được bị triệt tiêu bởi hai phương pháp học tủ và học vẹt lệch lạc, phiến diện.

-------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 98 SGK ngữ văn 8 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM