Trang chủ

Bài 3 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 07/05/2020 - Cập nhật: 25/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 91 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 91 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài

Căn cứ vào đâu, tác giả nhận định tiếng “nước mình” không nghèo nàn?

Trả lời bài 3 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 91 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Tác giả đã đưa ra ba dẫn chứng để khẳng định rằng tiếng nước mình không nghèo nàn:

- "Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?". Tác giả đặt ra một câu hỏi mang tính khảng định. Ngôn ngữ của Nguyễn Du là ngôn ngữ nổi bật trong Truyện Kiều - một kiệt tác văn chương được đánh giá là đã thể hiện được một cách sâu sắc và phong phú nhiều mặt của đời sống con người nhất là đời sống nội tâm.

- Truyện Kiều là một minh chứng về khả năng biểu đạt tài tình của ngôn ngữ mà không ai có thể phủ định được. Đó là một dẫn chứng hoàn toàn thuyết phục.

- Tác giả tiếp tục đưa ra câu hỏi mang tính khẳng định: "Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?". Một sự suy luận rất logic và hoàn toàn có lí. Trung Hoa rộng lớn và được coi là một trong những cái nôi văn hoá của thế giới. Tác phẩm văn học của họ phong phú và cũng vô cùng sâu sắc, thế nhưng ngôn ngữ của ta vẫn đủ sức chuyển dịch được tất cả những điều tướng như quá lớn lao ấy. Tiếng An Nam đã làm được như vậy thì theo tác giả, không có lí gì để chúng ta không thể viết được những tác phẩm tương tự (bởi ngôn ngữ của chúng ta thừa khả năng có thể biểu đạt được những điều đó).

- Dẫn chứng thứ ba được tác giả đưa ra đơn giản hơn tất cả. Nó hướng người ta vào hành động và nếu ai còn hoài nghi, thậm chí có thể kiểm tra lại ngay bất cứ lúc nào: "Ớ An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điêu gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy nhữníĩ từ để nói ra".

Cách trả lời 2

Tác giả đưa ra 3 dẫn chứng để khẳng định tiếng nước mình không nghèo:

– “Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?” Tác giả đặt ra câu hỏi để khẳng định, ngôn ngữ của Nguyễn Du

Ngôn ngữ nổi bật trong Truyện Kiều một kiệt tác văn chương được đánh giá đã thể hiện một cách sâu sắc và phong phú nhiều mặt của đời sống con người

– Tác giả tiếp tục đưa ra câu hỏi mang tính khẳng định: “Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự”. Một sự suy luận logic và hoàn toàn có lí.

– “Ở An Nam cũng như mọi người khác đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”.

-/-

Bài 3 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM