Trang chủ

Bài 3 trang 79 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Xuất bản: 06/02/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 79 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành về hàm ý ngữ văn 12.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 79 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Hai phần Luyện tập soạn bài Thực hành về hàm ý chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiĐọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

VĂN HAY

   Một thầy đồ đang cặm cụi viết bài, bà vợ đến bên cạnh nói:

- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?

  Thầy đồ lấy làm đắc chí, cho là bà vợ khen tài văn chương của mình, văn tứ dồi dào, giấy khổ nhỏ không đủ chép, nhưng cũng hỏi lại:

- Bà nói vậy là thế nào?

   Bà vợ thong thả nói:

- Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì làm gì được.

(Theo Truyện cười Những chàng ngốc, NXB Văn hóa, Hà Nội 1993)

a. Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động nói gì (ngăn cản, khuyên, đề nghị, khen,...)? Ở lượt lời đó, bà đồ tỏ ý "khen tài văn chương" của ông đồ hay thực chất đánh giá như thế nào về văn chương của ông?

b. Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện?

Trả lời bài 3 trang 79 SGK văn 12 tập 2

Cách trả lời 1:

a. Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng không nhằm mục đích để hỏi mà thực chất nhằm gợi ý, đề nghị một cách lựa chọn cho ông đồ.

Qua lượt lời lần thứ hai của bà đồ chứng tỏ trong lượt lời thứ nhất của bà có hàm ý: khuyên ông nên sử dụng giấy cho có ích lợi, cho rằng ông đồ viết văn kém, ông dùng giấy để viết văn chỉ thêm lãng phí, hay bỏ phí giấy, vứt giấy đi một cách lãng phí.

b. Bà đồ chọn cách nói có hàm ý vì lí do tế nhị, lịch sự đối với chồng, vì bà nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện cho ông và cũng để hàm ý trêu chọc ông.

Cách trả lời 2:

a. Lượt lời thứ nhất:

   “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?”

-> Câu hỏi nhưng không phải để hỏi, mà để thực hiện việc làm thực dụng: khuyên ông đồ viết bằng khổ giấy to.

Qua lượt lời thứ hai, lượt lời đầu còn có thêm hàm ý khác (không nói ra): không tin vào tài năng của ông, ý nói văn chương ông viết kém.

b. Bà đồ không nói thẳng ý mình vì :

- Muốn giữ thể diện cho ông đồ.

- Không muốn phải chịu trách nhiệm về cái hàm ý của câu nói.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

-/-

Trên đây là một số cách trả lời câu hỏi bài 3 trang 79 SGK ngữ văn 12 tập 2 được biên soạn chi tiết giúp các em tham khảo để soạn bài Thực hành về hàm ý trong chương trình soạn văn 12 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM