Trang chủ

Bài 3 trang 64 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 12/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 64 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Sông núi nước Nam

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 64 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Sông núi nước Nam ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?

Trả lời bài 3 trang 64 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

- Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc.

  • Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai => chân lí cuộc đời.
  • Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời => chân lí của đất trời.

=> Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phủ nhận.

- Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.

  • Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa "nghịch lỗ", dám làm trái đạo người, đạo trời.
  • Chúng bay sẽ phải nhận kết cục bại vong.

- Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.

Trả lời ngắn gọn

- Bố cục thể hiện nội dung biểu ý :

  • Hai câu đầu: nước Nam là của người Nam, điều đó đã được định ở sách trời.
  • Kẻ thù không được phép xâm phạm nếu không sẽ chuốc lấy bại vong.

- Nhận xét: bố cục lô-gic và chặt chẽ, nêu chủ quyền trước, sau biểu ý quyết tâm bảo vệ chủ quyền.

Tham khảo thêm cách trình bày khách

Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý:

- Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc

  • Nước Nam có lãnh thổ riêng, bởi đất Nam có vua Nam ở
  • Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi được (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)

- Hai câu thơ cuối: Khẳng định quyết tâm bảo vệ dân tộc trước kẻ thù ngoại bang

  • Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người - “nghịch"
  • Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.

----------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 64 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Sông núi nước Nam trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM