Trang chủ

Bài 3 trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 28/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 59 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 59 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh (chị) cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Hãy trình bày ý kiến của mình.

Trả lời bài 3 trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 59 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi có những điểm gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa. Nguyễn Trãi cũng lấy nền tảng của sự nhân nghĩa là quyền lợi của nhân dân. Nhưng đến Nguyễn Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự ở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân.

Cách trình bày 2

Như đã nói ở trên, Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi có những điểu gần gũi về tư tướng nhân nghĩa.

- Nguyễn Trãi cũng lấy cái nền tảng của nhân nghĩa là quyền lợi của nhân dân nhưng đến Nguyễn Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân. Đó thực sự là một bước tiến dài của tư tưởng.

Cách trình bày 3

- Chung: tất cả vì nhân dân.

- Khác: đến Nguyền Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân. Đó thực sự là một bước tiến dài của tư tưởng. Với ông, Nhân chính là lòng yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn còn Nghĩa là những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội.

Cách trình bày 4

Đối với Nguyễn Trãi:

Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt với tư tưởng vì dân và an dân: “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”(1). Như vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa.

Có một khía cạnh rất đáng quý trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi, đó là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân. “Dân chúng” vẫn luôn được ông nhắc tới và chú ý đề cao ngay cả sau khi kháng chiến đã thành công, đất nước đã giành được độc lập và bước vào xây dựng cuộc sống mới.  Do đó, ông đã nhận thấy rất rõ những đức tính cao quý của nhân dân, hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân, thấy rõ được sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong sáng tạo lịch sử.

Đặc biệt, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở lòng thương người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn tiến xa hơn một bước nữa, đó là ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán sầu.

Đối với Nguyễn Đình Chiểu

Nhân nghĩa là đạo đức của nhân dân, là gốc rễ để trau dồi rèn dũa con người. Tư tưởng cao đep ấy được Nguyễn Đình Chiểu chuyển tải vào trong truyện thơ rất gần gũi với nhân dân nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng. Như vậy, phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân. Đó thực sự là một bước tiến dài của tư tưởng.

Ông ca ngợi những đạo lí truyền thống của dân tộc, trung hiếu với vua, đặc biệt ông còn đề cao chữ tiết hạnh:

Trai thời trung hiếu làm đầu

Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.

Tham khảoThuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu

-/-

Bài luyện tập trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM