Trang chủ

Bài 3 trang 54 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xuất bản: 16/01/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 54 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Câu phủ định ngữ văn 8.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 54 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Câu phủ định chi tiết nhất.

Đề bàiXét câu văn sau và trả lời câu hỏi.

     Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viết lại câu văn này như thế nào? Nghĩa của câu đó có thay đổi hay không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn? Vì sao?

Trả lời bài 3 trang 54 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

- Nếu Tô Hoài thay từ phủ định "không" bằng "chưa" thì nhà văn phải viết lại câu này như sau:

  Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

-> Nghĩa của câu này đủ khác so với câu ban đầu. Choắt “chưa dậy được” thì đến một lúc nào đó có thể sẽ dậy được. Nhưng “Choắt không dậy được nữa” thì có nghĩa là Choắt mãi sẽ không dậy được.

- Trong câu chuyện, Dế Choắt cuối cùng chết. Như vậy, câu “Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.” phù hợp với nội dung câu chuyện hơn.

Tham khảo thêmSoạn bài Hành động nói ngắn gọn

Cách trả lời 2:

- Nếu thay từ không bằng chưa vào câu văn của Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

- Ý nghĩa của câu khi thay sẽ có sự thay đổi, bởi: từ chưa mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm nói, nghĩa là lúc ấy Dế Choắt không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được.

- Trái lại, từ không mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm hiện tại và cả sau này nữa.

Dế Choắt sau khi bị chị Cốc mổ đã không bao giờ dậy được nữa và sau đó chết. Vì thế, câu phủ định có từ không sẽ thích hợp với tình huống truyện.

Cách trả lời 3:

- Thay từ "không" bằng từ "chưa": Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

+ Với từ phủ định "không" nghĩa của câu sẽ được hiểu: Dế Choắt không thể dậy được nữa, Choắt sắp chết. Đây là kiểu câu phủ định vĩnh viễn.

+ Với từ phủ định "chưa" nghĩa của câu được hiểu: Dế Choắt có thể gượng dậy. Đây là kiểu phủ định không hoàn toàn.

Các em vừa tham khảo 3 cách trả lời bài 3 trang 54 SGK ngữ văn 8 tập 2 được tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Câu phủ định tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM