Trang chủ

Bài 3 trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 21/07/2020 - Cập nhật: 22/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 51 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 51 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả, đặc biệt chú ý đến việc tả không gian, màu sắc, âm thanh.

Trả lời bài 3 trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 51 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Bài thơ có giá trị nghệ thuật đặc sắc:

– Tả không gian:

+ Từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể.

+ Không gian nhiều tầng, cao thấp trập trùng.

– Tả âm thanh: Thỏ thẻ (tiếng chim), thoảng (tiếng chày kinh)…

=> Âm thanh làm nổi bật không khí tĩnh lặng, thiêng liêng.

– Tả màu sắc:

+ Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt

+ Trong hang lồng bóng trăng (Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt).

+ Đường lên Hương Sơn gập ghềnh, uốn lượn, có mây phủ như thang mây…

=> Màu sắc vừa lộng lẫy, vừa cách điệu làm nổi bật vẻ mỹ lệ của cảnh vật.

Cách trình bày 2

Cách miêu tả của nhà thơ làm cho cảnh vật trở nên có hồn, phảng phất không khí thần tiên, thoát khỏi những thứ phàm tục trốn hồng trần:

+ Bức tranh Hương Sơn vẫn đẹp và trở nên thơ mộng vô cùng: cảnh Hương Sơn “nhác trông như gấm dệt”

+ Những câu thơ rất mực trong sáng, đó là sản phẩm thẩm mĩ cao độ

⇒ Tác giả yêu cảnh vật thiên nhiên cũng chính là cách thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương.

Cách trình bày 3

- Cách miêu tả của nhà thơ làm cho cảnh vật trở nên có hồn, phảng phất không khí thần tiên, xa lánh với cõi trần đầy bụi bặm.

- Cách miêu tả làm cho bức tranh Hương Sơn nên thơ, nên hoạ:

“Nhác trông lên [...] gấm dệt”

- Hình ảnh tươi đẹp, gợi cảm; sử dụng hiệu quả nhiều biện pháp nghệ thuật (phép điệp, liệt kê, dùng từ láy,…).

- Bút pháp lãng mạn bay bổng

- Giọng thơ đắm đuối mê say khoan khoái; năng lực gợi cảm và biểu hiện tinh tế, lôi cuốn.

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh

=> Những câu thơ nhất mực trong sáng. Đó là sản phẩm của một cảm hứng thẩm mĩ cao độ. Yêu cái đẹp cúa cảnh vật đã gắn liền với lòng yêu quê hương đất nước.

Cách trình bày 4

Sử dụng từ tạo hình, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng.

Bằng những thủ pháp nghệ thuật so sánh, câu hỏi tu từ nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên Hương Sơn tuyệt đẹp mang đậm chất thiền mênh mông non nước. Từ con cá cho đến cánh rừng đều hiền hòa êm ái.

Cảnh vật miêu tả sinh động, làm cho khung cảnh ở nơi đây trở nên tươi tăn, phảng phất có chút tiên cảnh, xa lánh với cuộc sống đời thường, trần tục, con người đến một vùng đất mới ở đó có cảnh vật đẹp, có tiên và bụt sống.

Nghệ thuật tả cảnh giàu chất tưởng tượng, phong phú về cảnh vật, không gian được miêu tả rộng rãi, thoáng đãng, màu sắc tươi tắn, âm thanh của tiếng chuông chùa làm cho những người khách còn thức tĩnh, chính những điều đó tạo nên một điểm mới, riêng biệt và làm mới mẻ thêm tâm.

Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

Cách trình bày 5

- Màu sắc: màu của thiên nhiên, cây cỏ, mây trời, đá ngũ sắc... màu sắc hài hòa, an dịu. Cách miêu tả làm cho bức tranh Hương Sơn nên thơ, nên họa.

- Âm thanh: tiếng chày kình.

=> Những câu thơ nhất mực trong sáng. Đó là sản phẩm của một cảm hứng thẩm mĩ cao độ. Yêu cái đẹp của cảnh vật đã gắn liền với lòng yêu quê hương đất nước.

Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

-/-

Bài 3 trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM