Trang chủ

Bài 3 trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 17/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 46 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Quá trình tạo lập văn bản

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 46 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Quá trình tạo lập văn bản ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Trong một buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài. Nhưng các bạn còn chưa rõ:

a. Dàn bài ấy có bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp không? Những câu đó có nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau không?

b. Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau. Vậy phải làm thế nào để có thể:

- Phân biệt được mục lớn và mục nhỏ?

- Biết được các mục ấy đã đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?

Trả lời bài 3 trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

- Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.

- Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn - nhỏ, khái quát - cụ thể, trước - sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,...)

- Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,...

Trả lời ngắn gọn

a) Dàn bài không cần viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp, không cần liên kết chặt chẽ.

b) Phân biệt mục lớn nhỏ bằng cách đặt các số La Mã, hay là bằng số, chữ cái…

Muốn biết các mục đã đủ ý chưa thì ta cần phải xem xét luận điểm lớn đã có đầy đủ những luận cứ để chứng minh, giải thích cho chưa.

Ghi nhớ

Để làm nên một văn bản thì người tạo lập văn bản cần phải lần lược thực hiện các bước sau:

  • Định hướng chính xác văn bản viết hay nói cho ai, làm gì, về cái gì và như thế nào?
  • Tìm ý và sắp xếp ý theo bố cục rõ ràng, hợp lý, thể hiện đúng định hướng trên
  • Diễn đạt các ý thành câu và đoạn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau
  • Kiểm tra lại xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và cần sửa chữa gì không

---------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 46 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Quá trình tạo lập văn bản trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM