Trang chủ

Bài 3 trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 07/02/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 44 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Từ ấy ngữ văn 11.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 44 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Từ ấy của Tố Hữu chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiSự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao?

Trả lời bài 3 trang 44 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ thể hiện qua khổ thơ cuối:

+ Nhà thơ tự dùng những từ thân mật “anh, em, con” thể hiện sự thân thiết gần gũi trong một gia đình.

+ Từ “trang trải” gợi liên tưởng nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của con người cụ thể.

- Tình yêu thương của con người Tố Hữu là tình thương hữu ái giai cấp

+ Khẳng định mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm tới quần chúng lao khổ

+ Khối đời là ẩn dụ chỉ khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ

→ Sự thức tỉnh của nhà thơ hướng tới cái chung, niềm vui lớn, lí tưởng, lẽ sống lớn. Tình cảm giai cấp sâu sắc đã thành tình cảm gia đình thắm thiết.

Tham khảo thêm văn mẫuBiện pháp tu từ trong khổ 1 bài Từ ấy - Tố Hữu

Cách trả lời 2:

Sau khi được giác ngộ lí tưởng Cách mạng, nhà thơ đã nhận ra được lí tưởng của chính mình và có những chuyển biến tình cảm hết sức sâu sắc:

- Tác giả thấy mình là: con của vạn nhà, là em, là anh không còn là một người sống lạc lõng giữa đời và không có ý nghĩa trong cuộc đời như trước kia nữa.

- Nhà thơ tự dùng những từ thân mật như “anh, em, con” thể hiện sự thân thiết gần gũi như một gia đình. Và quả thật không chỉ có gia đình nhỏ của mình nhà thơ còn nhận ra gia đình Việt Nam to lớn.

Cách trả lời 3:

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện qua khổ thơ cuối:

- Nhịp thơ thay đổi: từ nhanh sang chậm → tâm trạng của nhà thơ: vui → buồn, thương cảm.

- “Tôi đã”: là lời khẳng định, là niềm vui và ước nguyện đã thành hiện thực.

- Điệp từ là kết hợp với các đại từ thân tộc: “con, em, anh” → nhấn mạnh tình thân yêu ruột thịt, tình cảm gia đình đầm ấm.

=> Tố Hữu đã cảm nhận được mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.

- “Vạn” : số từ ước lệ, chỉ số lượng đông đảo.

- “Kiếp phôi pha” : cuộc đời dãi dầu sương gió -> chỉ kiếp sống vất vả, cơ cực của những người lao động.

- Hình ảnh “không áo cơm cù bất cù bơ” : bơ vơ, không chốn nương thân, lang thang kiếm sống.

=> Tấm lòng xót thương của nhà thơ trước những số phận khổ đầy, nhỏ bé, bất hạnh hay đó là lòng căm giận của nhà thơ trước những ngang trái, bất công của cuộc đời.

=> Tố Hữu không chỉ tìm thấy lẽ sống mới, mà còn vượt qua khỏi tình cảm cá nhân ích kỉ, hẹp hòi để có được tình cảm với quần chúng lao khổ.

-/-

Bài 3 trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2 trên đây được biên soạn và trả lời theo nhiều cách khác nhau giúp em có thêm nhiều thông tin hữu ích để chuẩn bị bài và soạn bài Từ ấy (Tố Hữu) trong chương trình soạn văn 11 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM