Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng đó.
Trả lời bài 3 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 42 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát là trạng chán nản, mệt mỏi rã rời. Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ.
Người đi trên cát sa lầy trong cát hay chính là hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai.
Cách trình bày 2
– Tâm trạng chán nản, mệt mỏi của tác giả khi đi trên bãi cát.
+ Tầm cao tư tưởng thể hiện ở chỗ nhà thơ nhìn ra tính vô nghĩa của lối học khoa cử theo công danh.
+ Cuối cùng ông vẫn bị cuốn vào dòng người đi trên bãi cát ấy.
→ Cao Bá Quát nhìn thấy sự vô nghĩa, hời hợt của con đường công danh theo lối cũ.
Cách trình bày 3
- Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát là tâm trạng chán nản, mệt mỏi rã rời.
- Tầm tư tướng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa cúa lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ chuyện đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởns sáng tạo mà lô gích. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào cái mồi công danh, bổng lộc giống như cái bả lôi kéo con người, làm cho con người mê muội. Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, tuy chưa thể tìm ra một con đường đi nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.
=> Cao Bá Quát nhìn thấy sự vô nghĩa, hời hợt của con đường công danh theo lối cũ.
Cách trình bày 4
Tâm trạng của lữ khách: chán nản ( 6 câu đầu), bế tắc ( 4 câu cuối).
Sự vô nghĩa của chế độ khoa cử làm ông muốn thoát ra khỏi chúng.
Câu hỏi ở câu thơ cuối: là lời nhắc nhở , thúc giục tìm kiếm lối thoát, tìm kiếm một đường đi mới, thoát khỏi bãi cát dài càng đi càng lún. => tư tưởng rộng lớn, sâu sắc.
Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát là trạng chán nản, mệt mỏi rã rời. Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ chỗ đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lôgic. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào công danh, bổng lộc giống như cái bả lôi kéo con người, làm cho con người mê muội. Khi nhận thức ra con đường danh lợi khó khăn, tác giả như đặt ra cho mình một chọn lựa: phải thoát ra khỏi con đường danh lợi. Tác giả đã nhận ra tính chất vô nghĩa của con đường khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Tuy tác giả chưa tìm ra cho mình một con đường nào khác, song cũng cho thấy ông không thể bước mãi trên bãi cát đầy khó khăn và vô vị đó.
Cách trình bày 5
- Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là tâm trạng chán nản, mệt mỏi, muốn buông bỏ.
- Tầm tư tướng cao rộng của nhà thơ: nhà thơ nhận ra tính chất vô nghĩa việc các sĩ tử theo đuổi công danh bằng con đường thi cử trong xã hội lúc bấy giờ. Nhận ra con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được mà cần tìm một con đường khác.
Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát
-/-
Bài 3 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.