Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 218 sách giáo khoa Ngữ văn 9 phần đọc hiểu soạn bài Cố hương (Go-rơ-ki) chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài: Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi nhân vật Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở Cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó ?
Trả lời bài 3 trang 218 SGK văn 9 tập 1
Cách trả lời 1:
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh đối chiếu để làm rõ sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ
- Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ tác giả còn miêu tả sự thay đổi về cảnh vật quê hương, sự sa sút về kinh tế, sự thay đổi trong tính cách của con người chị Hai Dương bán đậu phụ cạnh cửa ngày xưa. Sự thay đổi trong mối quan hệ giữa tác giả với Nhuận Thổ.
- Qua đó thể hiện tình cảm chua xót, tiếc nuối trước những giá trị của quê hương đã bị mất đi, đồng thời phê phán xã hội phong kiến đã làm thay đổi những bản chất tốt đẹp của con người
Cách trả lời 2:
- Tác giả sử dụng biện pháp miêu tả và kể chuyện làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ:
+ Cậu bé lanh lợi, hùng dũng với khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật… cổ đeo vòng bạc sáng loáng
+ Là cậu bé biết nhiều thứ: bẫy chim, nhặt vỏ sò, canh dưa, nhìn thấy cá nhảy, hai chân như nhái nhảy
- Trái ngược với hình ảnh Nhuận Thổ khi bé, là Nhuận Thổ khi trưởng thành:
+ Anh cao gấp hai trước, nước da vàng sạm, có những nếp nhăn sâu hoắm
+ Anh đội mũ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm…
+ Bàn tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ thông
→ Cách xưng hô, đối xử của Nhuận Thổ, tác giả làm nổi bật hình dáng bên ngoài, sự thay đổi suy nghĩ, đối xử
- Duy có những nét không đổi như: cần cù, chịu khó, chân thành
- Ngoài ra còn có sự thay đổi của cảnh vật, con người:
+ Chị Hai Dương vốn là người đẹp, nay đã trở nên chanh chua, xấu xí, tham lam
+ Nông thôn thay đổi
- Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả
- Mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa
→ Hình ảnh người nông dân khốn cùng, sự thay đổi tệ hại hơn những điều trong quá khứ
Cách trả lời 3:
Tác giả đã dùng biện pháp miêu tả và kể chuyện để làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ.
- Khi còn nhỏ, Nhuận Thổ là một cậu bé linh lợi, hùng dũng: “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”.
- Tác giả kể chuyện Nhuận Thổ biết nhiều thứ: bẫy chim, nhặt vỏ sò, canh dưa, nhìn thấy cá nhảy, hai chân như chân nhái. Bây giờ, sau nhiều năm xa cách, gặp lại, Nhuận Thổ được miêu tả: “Anh cao gấp hai trước, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm. Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên... Anh đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm... Bàn tay này cũng không phải là bàn tay tôi còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn, mà vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”.
=> Qua việc kể lại cách xưng hô, cách đối xử của Nhuận Thổ, tác giả làm nổi bật sự thay đổi về hình dáng bề ngoài, sự thay đổi trong suy nghĩ, đối xử. Nhưng đồng thời vẫn nêu ra những nét không đổi của anh: chân thành, cần cù, chịu khó làm lụng.
- Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn nêu sự thay đổi của nhân vật khác như chị Hai Dương. Vốn là một người đẹp, nhưng chị Hai Dương bây giờ “lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, không buộc thắt lưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cái com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí". Chị trở nên chanh chua, mỉa mai, tranh thủ lấy được cái gì thì lấy (giật đôi bít tất tay của mẹ Tân, lấy chiếc “cẩu khí sát”). Có một số người đến hỏi mua đồ, nhưng tiện tay cứ mang bừa đi. Nông thôn thay đổi. “Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả” và “mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa". Điều đó đã khiến cho người nông dân khốn cùng.
Tham khảo: Cảm nhận về bài Cố hương của Lỗ Tấn
Trên đây là một số cách trả lời bài 3 trang 218 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Cố hương tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !