Trang chủ

Bài 3 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 23/08/2020

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 204 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1)

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 204 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1) chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích tình huống trong các truyện ngắn “Vi hành” (Nguyễn ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao).

Trả lời bài 3 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 204 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Tình huống truyện trong tác phẩm Vi hành của tác giả Nguyễn Ái Quốc đó là tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định. Nhờ sự nhầm lẫn mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vừa hài hước.

– Tình huống truyện trong Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan là mâu thuẫn trào phúng giữa chính quyền thực dân phong kiến với mong ước xin được ở nhà của người dân, giữa việc đi cổ vũ với việc tìm mọi cách chạy chọt để được ở nhà, thậm chí tìm mọi cách trốn tránh. Trên cở sở những mâu thuẫn đó, mỗi cảnh tình riêng lại có những nét hài hước riêng.

– Trong tình huống truyện Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: Cuộc kì ngộ của hai con người khác thường:

+ Viên quản ngục – kẻ đại diện cho quyền lực, nhưng lại khát khao cái đẹp, say mê cái đẹp.

+ Huấn Cao – người tử tù có tài viết chữ đẹp, chống lại triều đình phong kiến, đại diện cho cái đẹp.

→ Xét trên bình diện xã hội: Họ là những kẻ đối nghịch.

→ Xét trên bình diện nghệ thuật: Họ là tri âm, tri kỉ, yêu cái đẹp.

=> Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn: Mối quan hệ éo le, đầy trớ trêu giữa hai con người tri âm, tri kỉ.

– Tình huống truyện trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao là tình huống bi kịch thể hiện mâu thuẫn giữa khát vọng sống lương thiện, khát vọng làm người và tình trạng bị cự tuyệt quyền làm người.

Cách trình bày 2

- Vi hành của Nguyễn Ái Quốc, nó tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khái Định

→ Tình huống nhầm lẫn tưởng như vô lí, nhưng lại có lí, người Tây rất khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của da vàng, nhờ sự nhầm lẫn Khải Định được miêu tả khách quan

Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan tạo ra tình huống trào phúng:

Mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo, giữa sự khuếch trương của bọn quan lại thực dân phong kiến ước mong xin nhà của người dân nghèo. Mỗi tình cảnh riêng lại có nét hài hước riêng

– Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao- cầm đầu cuộc nổi loạn nhưng có tài, nhân cách thanh cao gặp quản ngục có tâm hồn nghệ sĩ, cuộc gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh éo le để rồi họ thành tri âm, tri kỉ của nhau.

→ Tạo dựng tình thế gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc kì ngộ đáng nhớ.

Cách trình bày 3

- Ở "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc, nó là tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: Nhìn người An Nam (nhân vật tỏi) và cho đó là Khái Định.

Tình huống nhầm lẫn tưởng như vô lí nhưng lại rất có lí, vì người Tây rất khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của người da vàng (mắt xếch, mặt bủng như vỏ chanh có gì khác nhau đâu) cũng như người châu Âu, da trắng mũi lõ mắt xanh như nhau cả. Nhờ sự nhầm lẫn mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vừa thật hài hước.

- Trong "Tinh thần thể dục" của Nguyễn Công Hoan là tình huống trào phúng mâu thuẫn giữa mục đích có vẻ tốt đẹp và thực chất là tai hoạ. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truvện là mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo, giữa sự khuếch trương của bọn quan lại thực dân phong kiến với ước mong xin được ớ nhà của người dân, giữa việc đi cổ vũ với việc tìm mọi cách chạy chọt để được ở nhà thậm chí trốn tránh. Trên cơ sở những mâu thuẫn đổ, mỗi cảnh tình riêng lại có những nét hài hước riêng.

- Trong truyện ngắn "Chữ người tử tù", Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, họ hoàn toàn đối lập nhau. Một người là tên "đại nghịch", cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường đê chịu tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội dương thời. Nhưng họ đều có tâm hồn nghệ sĩ. Trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Tạo dựng tình thế như vậy, đồng thời cho họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tạo nên một cuộc kì ngộ đáng nhớ và kì lạ.

Tình huống truyện độc đáo thể hiện ớ mối quan hệ éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri kỉ. Hai nhân vật được đặt trong một tình thế đối địch: Tử tù và quản ngục. Chính tình huống độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. Từ đó mà chủ đề của tác phẩm cũng được thể hiện sâu sắc.

- Trong "Chí Phèo" là tình huống bi kịch thể hiện màu thuẫn giữa khát vọng sống lương thiện, khát vọng làm người và tình trạng bị cự tuyệt quyền làm người.

Cách trình bày 4

Tình huống truyện là sự kiện diễn ra trong khoảnh khắc, là hoàn cảnh bất thường mà con người buộc lòng phải đối mặt để bộc lộ được tính cách, phẩm chất và bản lĩnh của mình. Tình huống truyện trong các tác phẩm được xem như là một lát cắt của cuộc sống, gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Tình huống truyện trong các truyện ngắn Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)

- Vi hành: tình huống nhầm lần với rất nhiều sự nhầm lẫn được xây dựng đan xen trong tác phẩm vừa tạo nên sự độc đáo, vừa gợi lên sự hài hước, châm biếm sâu cay. Sự nhầm lẫn ấy được hiện lên qua: cặp trai gái trên chuyến tàu nọ đã nhầm lẫn tác giả với vua Khải Định; người Pháp nhầm tưởng tất cả những người da vàng mũi tẹt đều là Khải Định.

=> Trong sự nhầm lẫn ấy, chân dung của Khải Định hiện lên thật khôi hài, châm biếm với vẻ ngoài kệch cỡm, lúng túng như một gã hề trong con mắt của những người dân Pháp. Đồng thời người đọc cũng thấy được sự giả dối, xảo trá và bỉ ổi của chính quyền Pháp khi mời Khái Định chuyến viếng thăm Pháp được gọi với một cái tên rất mĩ miều "vi hành"

- Tinh thần thể dục: tình huống hành động với hàng loạt những mâu thuẫn được dựng nên giữa mục đích tốt đẹp của việc xem trận đấu bóng đá với tai họa mà nó mang tới cho người nông dân, giữa nội dung và hình thức của thông báo. Tất cả những mâu thuẫn ấy dẫn tới hành động phản kháng lại của con người: trốn chạy, thoái thác hoặc bị bắt buộc phải đi.

=> Một trận bóng đá vốn dĩ sẽ mang tới cho con người sự thoải mái, thư giãn nhưng nó lại là nỗi kinh hoàng với những người dân nghèo, lo chạy cơm từng ngày. Cảnh vận động người đi xem bóng đá bỗng trở thành một ngày căng thẳng như một trận chiến trong làng.

- Chữ người tử tù: tình huống nhận thức khi đặt các nhân vật tử tù - viên quản ngục - thầy thơ lại, người xin chữ - người cho chữ trong một mối quan hệ và hoàn cảnh éo le, đầy mâu thuẫn. Tên tử tù là người cho chữ còn viên quản ngục lại là người khúm núm, sợ sệt xin chữ. Điều đó làm nên một cảnh tượng trước nay chưa từng có chính là cảnh cho chữ trong đêm cuối trước khi Huấn Cao bị điệu ra pháp trường xử tử.

=> Nhân vật Huấn Cao hiện lên với tính cách khẳng khái, không khuất phục trước cường quyền, là con người có tài và đặc biệt là người ban phát thiên lương. Còn viên quản ngục là người biết trọng cái tài, yêu cái đẹp.

- Chí Phèo: tình huống nhận thức khi đặt nhân vật liên tục vào những bi kịch, mâu thuẫn về thân phận, về hiện thực để nhận vật nhận ra sự đối lập giữa khát vọng sống, khát vọng được làm người lương thiện với những định kiến hẹp hòi của xã hội khiến cho con người không được sống là người lương thiện nữa.

-/-

Bài 3 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1) trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM