Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 193 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi sách giáo khoa, soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) ngắn gọn nhất giúp các em sách giáo khoa tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
So sánh bài Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều với bài Rằm tháng Giêng về hai vấn đề: cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện.
Trả lời bài 3 trang 193 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
- Giống nhau:
+ Cảnh vật: đêm, trăng, thuyền.
+ Tình cảm: sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
- Khác nhau:
+ Cảnh vật:
- Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều: Trăng tàn xế bóng, sương sa đầy trời, tiếng quạ kêu, tiếng chuông chùa từ xa vọng lại càng làm tăng vẻ tĩnh mịch và buồn vắng hiu hắt của cảnh, con thuyền nằm im bên lùm cây.
- Rằm tháng Giêng: Trăng tròn sáng vằng vặc, cảnh vật bao la bát ngát tràn ngập ánh trăng, tràn đầy sức sống dào dạt. Con thuyền vận động từ chỗ "thâm xứ" đến nơi bát ngát đầy trăng.
+ Tình cảm:
- Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều: Con người năm ngủ, vương vấn nỗi buồn xa lánh bụi trần tìm về nơi tĩnh lặng => nỗi buồn cô đơn.
- Rằm tháng Giêng: con người mở rộng tâm hồn để đón nhận vẻ đẹp của đêm rằm. Con người lo cho vận nước => sự ung dung lạc quan, tràn đầy niềm tin phơi phới.
Trả lời ngắn gọn
Trong hai bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều và Rằm tháng Giêng:
+ Tương đồng về cảnh vật (đêm trăng, thuyền, dòng sông) nhưng điều dễ nhận thấy là chủ thể trữ tình rất khác nhau: một lữ khách không ngủ vì buồn xa xứ, một chiến sĩ vừa hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
+ Sắc thái biểu hiện cũng khác nhau giữa hai bài thơ (một bài nói về cảnh thanh tĩnh và u tối, một cảnh sống động, trong sáng)
--------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 193 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp