Trang chủ

Bài 3 trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 06/12/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 192 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Người lái đò sông Đà ngữ văn 12.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 192 sách giáo khoa Ngữ văn 12 phần soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân chi tiết nhất.

Đề bàiCách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình.

Trả lời bài 3 trang 192 SGK văn 12 tập 1

Cách trả lời 1:

Cách viết của nhà văn thay đổi khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình:

- Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được thể hiện qua những góc nhìn khác nhau khi thì từ trên cao xuống, lúc lại được quan sát từ xa đến gần, khi thì là quan sát cận cảnh.

- Miêu tả những nét trữ tình của sông Đà, Nguyễn Tuân có cách liên tưởng bất ngờ: con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai...

- Những hình ảnh dịu dàng trong sáng đầy thi vị: màu nắng tháng ba Đường thi, con hươu, tiếng còi sương, tiếng các đập nước...

- Tác giả viết những câu văn như thơ về mặt ý tưởng và thanh điệu, dùng chen câu thơ của Tản Đà “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương” rất gợi tả dòng sông dịu dàng, thơ mộng, gắn bó thân thiết với con người.

Cách trả lời 2:

- Hình dáng: “Tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc… xuân” → Đẹp như một người thiếu nữ.

- Màu nước sông Đà thay đổi theo mùa: mùa xuân màu xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, chưa bao giờ nước sông Đà màu đen cả đẹp độc đáo

- Sông Đà gợi cảm:

+ Dòng sông Đà trở về với dòng chảy êm đềm, miên man, thơ mộng đầy quyến rũ.

+ Sông Đà được nhìn như một cố nhân, thể hiện mối tri âm, tri kỉ của tác giả với con sông.

+ Bờ sông Đà được miêu tả bằng những câu văn đậm cảm xúc hoài niệm: “hoang dại… cổ tích xưa”. Sông Đà đẹp vẻ đẹp cổ kính, gần gũi, thân thiết. Cái hoang dại của dòng sông được so sánh với nét hoang sơ của bờ tiền sử, cái trẻ trung của dòng sông được so sánh với niềm vui hồn nhiên của cổ tích.

=> Bằng trí tưởng tưởng phong phú, bằng biện pháp so sánh, ẩn dụ đầy tài hoa, ngôn ngữ điêu luyện, cách diễn đạt độc đáo, những câu văn giàu nhạc điệu, bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn, trữ tình tạo vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút của sông Đà.

Cách trả lời 3:

Dòng sông Đà trữ tình:

- Sự liên tưởng độc đáo: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình của người thiếu nữ

- Sông Đà được nhìn qua làn mây, qua ánh nắng với màu sắc

+ Xuân: xanh màu xanh ngọc bích

+ Thu: lừ đừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa

- Sông Đà gắn bó với con người tựa cố nhân

- Bờ sông hoang dại, bình lặng như thời tiền sử - hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa

→ Sông Đà trữ tình, hiền hòa, sự tài hoa của Nguyễn Tuân đã mang lại những áng văn bức tranh trữ tình làm say đắm lòng người.

Tham khảoPhân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà

-/-

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 3 trang 192 SGK ngữ văn 12 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Người lái đò sông Đà tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM