Trang chủ

Bài 3 trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 11/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 19 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 19 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian.

Trả lời bài 3 trang 19 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

- Văn học dân gian là kho tàng tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: những tri thức về tự nhiên và xã hội, vừa mang những giá trị nhân văn của các dân tộc - là kho tri thức phong phú về đời sông của dân tộc.

- Văn học dân gian có tác dụng giáo dục tốt, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người, yêu thương con người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi áp bức bất công.

- Văn học dân gian có giá trị về mặt nghệ thuật, là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc.

+ VHDG là những bài học, kinh nghiệm quý giá được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian, trở thành những mẫu mực xứng đáng để học tập.

+ Giúp thế hệ sau hiểu biết thêm về đời sống tinh thần phong phú của cha ông.

Cách trình bày 2

– Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: Văn học dân gian vừa chưa đựng những tri thức về tự nhiên và xã hội, đem lại những giá trị nhân văn và bản sắc văn hóa của các dân tộc.

– Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người: Văn học dân gian mang đến những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc về đạo lí nhân sinh để giáo dục con người, giúp chúng ta phân biệt thiện – ác thể hiện khát vọng hạnh phúc, giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn.

– Văn học dân gian góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: Trải qua hàng ngàn năm, Văn học dân gian là nơi lưu giữ những giá trị thẩm mĩ to lớn của mỗi vùng miền, tạo bản sắc riêng biệt là cơ sở cho nền văn học sau này.

Cách trình bày 3

Có thể tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian như sau:

– Văn học dân gian là kho tri thức phong phú về đời sống các dân tộc.

+ Đó là những tri thức về tự nhiên, xã hội và con người.

+ Là những kinh nghiệm sống lâu đời được đúc kết từ thực tiễn.

– Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.

+ Giáo dục con người tinh thần nhân đạo, lạc quan, yêu thương đồng loại.

+ Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu quê hương, đất nước, đức kiên trung, vị tha, tính cần kiệm và óc thực tiễn.

– Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.

+ Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật.

+ Văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết và phát triển song song cùng văn học viết làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cách trả lời 4

1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc (giá trị nhận thức)

- Tri thức dân gian phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân  đúc kết từ thực tiễn.

- Tri thức dân gian thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm tư tưởng của nhân dân lao động nên nó mang tính chất nhân đạo, tiến bộ, khác biệt và thậm chí đối lập với quan điểm của giai cấp thống trị cùng thời.

2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục đạo làm người

- Văn học dân gian là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người với quan niệm của dân gian “ở hiền gặp lành”, yêu thương con người và đấu tranh để giải phóng con người khỏi áp bức bất công, bất hạnh.

- Hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp:

+ Tình yêu quê hương, đất nước.

+ Lòng vị tha, đức kiên trung.

+ Tính cần kiệm, óc thực tiễn,...

3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

- Văn học dân gian là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc.

- Khi văn học viết chưa phát triển, văn học dân gian đóng vai trò chủ đạo.

- Khi văn học viết phát triển, văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết, phát triển song song, làm cho văn học viết trở nên phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 19 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM