Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 177 sách giáo khoa Ngữ văn 7 phần soạn bài Mùa xuân của tôi chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài: Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.
Trả lời bài 3 trang 177 SGK văn 7 tập 1
Cách trả lời 1:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội
- Cảnh sắc của đất trời
+ Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.
+ Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.
+ Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huế tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
- Cảnh xuân trong lòng người
+ Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.
+ Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.
+ Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.
→ Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.
b. Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến
- Sức sống của thiên nhiên
+ Máu căng lên trong lộc nai
+ Mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti
+ Những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra đế nhảy nhót kiếm ăn...
+ Sức sống của con người: Nhựa sống trong người căng lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương.
- Tình cảm của tác giả: mở cửa đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó.
→ Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.
c. Nhận xét về ngôn ngữ giọng điệu
- Ngôn ngữ thiên về gợi cảm, không nhằm mục đích tái hiện cụ thể chi tiết, hình ảnh mà thể hiện linh hồn, sức sống của cảnh xuân.
- Giọng điệu trữ tình da diết như nhân lên trong lòng người cái sức sống bất diệt của mùa xuân.
Cách trả lời 2:
Trong đoạn văn từ "Tôi yêu sông xanh, núi tím" đến "mở hội liên hoan", cảnh sắc và không khí mùa xuân miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết, cả trong thiên nhiên và sinh hoạt của con người.
- Tác giả đã gợi tả được thời tiết và khí hậu đặc trưng của mùa xuân đất Bắc với "mưa riêu riêu, gió lành lạnh", như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân.
- Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình... hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là trong bầu không khí đoàn tụ gia đình... gợi một hương sắc không thể phai nhoà trong tâm hồn người xa quê.
- Không chỉ miêu tả sức sống mùa xuân từ bên ngoài, tác giả đã thể hiện nổi bật sức sống mùa xuân trong lòng người bằng nhiều hình ảnh gợi cảm và so sánh cụ thể: "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh" và "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá". Ngay cả sự cảm nhận về thời tiết cũng phát triển theo hướng tích cực: "... là cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa".
=> Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, trong giọng điệu vừa sôi nổi vừa tha thiết đã tạo nên một đoạn văn rất giàu sức gợi.
Cách trả lời 3:
- Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, mùa xuân đất trời:
+ Màu sắc đặc trưng: màu sông xanh, núi tím say mộng ước
+ Đường nét, hình khối: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào
+ Âm thanh đặc trưng: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát của những cô gái huê tình
+ Hình ảnh con người:
+ Nghi lễ đón xuân: thắp nến trên bàn thờ Phật Thánh, bàn thờ tổ tiên
+ Gia đình: sum họp, đoàn viên, trên kính dưới nhường
+ Lòng người trong ngày xuân: thấy ấm áp, vui như mở hội
→ Những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, đó là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội
b,
- Tác giả nêu bật sức sống của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh gợi cảm, với những hình ảnh so sánh cụ thể: “Ngồi yên không chịu được… nhựa sống của con người căng lên như máu, những cặp uyên ương đứng cạnh”.
- Cảm nhận rõ rệt về cái rét: “cái rét ngọt ngào, không tê buốt căm căm nữa”
c, Ngôn ngữ của đoạn văn được chắt lọc tinh tế, kĩ càng. Hình ảnh so sánh cụ thể, mới lạ, cũng cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, kết hợp với giọng điệu vừa sôi nổi, thiết tha gợi nhiều ấn tượng.
Cách trả lời 4:
a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc:
- Mùa xuân với mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm, câu hát huê tình.
- Tất cả đều hòa quyện trong nhang trầm, đèn nến, trong cái ấm áp tỏa ra từ không khí gia đình đoàn tụ.
b) Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người:
- Con người: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai… những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta cũng trẻ hơn ra, đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”.
- Thiên nhiên: những con vật nằm thu mình trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn.
c) Nhận xét:
- Ngôn ngữ: được chắt lọc tinh tế, những hình ảnh vừa cụ thể vừa mới lạ.
- Giọng điệu: vừa sôi nổi, vừa tha thiết, diễn tả được tâm trạng bồi hồi, nhớ thương mùa xuân, quê hương của tác giả.
Tham khảo: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Mùa xuân của tôi
-/-
Trên đây là 4 cách trình bày câu trả lời bài 3 trang 177 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Mùa xuân của tôi tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !