Trang chủ

Bài 3 trang 162 SGK Ngữ văn 8

Xuất bản: 21/11/2019 - Cập nhật: 01/09/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 162 SGK Ngữ văn 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Hai chữ nước nhà Ngữ văn 8.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 162 sách giáo khoa Ngữ văn 8 phần đọc hiểu soạn bài Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải).

Đề bàiỞ 8 câu thơ đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:

- Bối cảnh không gian.

- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con.

Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào ?

Trả lời bài 3 trang 162 SGK văn 8 tập 1

Cách trả lời 1

- Bối cảnh không gian: vùng ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu… càng gợi lên nỗi buồn đau.

- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng: cha bị áp giải sang Tàu, đi không trở lại, con muốn theo nhưng còn thù nhà nợ nước, cha đành khuyên con ở lại.

→ Lời khuyên của người cha khi ấy như những lời trăng trối thiêng liêng, thấm thía vào ý chí tư tưởng người con.

Tham khảoCảm nhận về đoạn trích bài thơ Hai chữ nước nhà

Cách trả lời 2

– Bối cảnh không gian: cuộc chia li diễn ra ở biên ải hoang vu, ảm đạm.

– Hoàn cảnh éo le: cuộc chia li không có ngày về của người cha.

– Người cha:

+ Đau xót mệnh nước, thương bản thân phải xa quê, thương đứa con.

+ Dặn con trở về giúp nước báo thù.

+ Tâm trạng buồn đau nhuốm lên cảnh vật một màu ảm đạm.

– Tâm trạng người con:

+ Muốn theo phụng dưỡng cha, làm tròn đạo hiếu.

+ Đau buồn khi tiễn biệt cha.

-> Tình cảnh éo le, sầu thảm của đất nước khi có giặc xâm lược. Dặn con đặt chữ ái quốc làm đầu.

Trong bối cảnh bi thảm, tâm trạng đau buồn trong buổi tiễn biệt càng làm cho lời phó thác của người cha trở nên thiêng liêng.

Cách trả lời 3

Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,

Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu,

Bốn bề hổ thét chim kêu,

Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.

- Từ điểm chia li này, người cha sẽ ra đi vĩnh viễn, vĩnh biệt tổ quốc, vĩnh biệt những người ruột thịt. Cảnh vật sầu thảm thê lương (ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu...) càng gợi buồn đau cho lòng người.

- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của nhân vật trữ tình (4 câu thơ tiếp): Nguyễn Phi Khanh phải vĩnh viễn rời xa Tổ quốc cho tới ngày trở thành nắm xương tàn nơi đất khách quê người. Nguyễn Trãi phải vĩnh viễn xa cha, chữ hiếu của phận làm con dang dở, để về gánh vác chữ trung. Con muốn theo cha để làm tròn đạo hiếu nhưng thù nhà nợ nước còn đấy, cha đành dằn lòng khuyên con ở lại vì nghĩa lớn.

- Tâm trạng: đau đớn, xót xa vì chia li và cũng vì thù nhà nợ nước chưa trả. Buồn đau tê tái cha bước đi âm thầm lặng nhìn con, con nhìn cha đau đớn, thảm sầu.

- Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa:

+ Lời khuyên răn, dặn dò có ý nghĩa như một lời trăng trối.

+ Nó thiêng liêng, xúc động khiến người nghe phải khắc cốt ghi tâm, bàn tay phải nắm chặt chuôi gươm, trái tim phải có nhịp đập mạnh hơn lúc nào hết.

Xem thêm:

Bài 2 trang 162 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Đoạn thơ có thể chia làm ba phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần.

Bài 4 trang 162 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Phân tích đoạn thơ thứ hai...

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 3 trang 162 SGK Ngữ văn 8 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em soạn bài Hai chữ nước nhà tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM